- Ấn tượng trước khả năng nói tiếng Anh "rất tốt" của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đại sứ Mỹ David Shear cho hay ông đã nhận lời "thách thức" của Chủ tịch nước về khả năng trò chuyện được bằng tiếng Việt khi kết thúc nhiệm kỳ.
Ông David Shear đã có buổi họp báo đầu tiên chiều 9/9 ở Hà Nội trên cương vị Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Tăng xuất khẩu sang Việt Nam
Trao đổi với báo giới, tân Đại sứ Mỹ cho hay ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ, đó là tiếp xúc gia tăng hợp tác quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, với mục tiêu nỗ lực gia tăng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến xuất khẩu của Tổng thống Obama và Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam là một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ của Đại sứ Mỹ. Tháng 10/2010, khi đến thăm chính thức Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề xuất hai bên thiết lập mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược.
“Công việc của tôi là xác định mối quan hệ đối tác chiến lược đó là gì và hai nước muốn gì trong mối quan hệ này cũng như hai nước sẽ đi ở nhịp độ nhanh như thế nào để xây dựng mối quan hệ đó”.
Cho hay quan hệ Mỹ và Việt Nam có nhiều cơ hội lớn nhưng cũng như mọi mối quan hệ, hai bên có những bất đồng. Đại sứ Mỹ cho rằng bất đồng lớn nhất giữa Mỹ và Việt Nam là về nhân quyền và trong nhiệm kỳ của mình, ông sẽ chú trọng thúc đẩy đối thoại nhân quyền.
Tiếp tục nỗ lực của người tiền nhiệm về thúc đẩy quan hệ giáo dục, Đại sứ cũng cho hay ông trông đợi sẽ nỗ lực để có nhiều sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, cùng Việt Nam xây dựng năng lực của hệ thống giáo dục.
Vấn đề con nuôi cũng sẽ là một trong những quan tâm. Ông cho hay Mỹ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế La Haye về con nuôi và bày tỏ sẵn sàng giúp Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ của Công ước này.
Lòng tin đối tác
Tại cuộc họp báo, Đại sứ David Shear đã trả lời các câu hỏi của báo chí:
Nhận định của Đại sứ về những thách thức cũng như trông đợi tiến trình xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam?
Tôi nghĩ điều đầu tiên chúng tôi muốn làm với đối tác Việt Nam, đó là xây dựng lòng tin. Nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp, hiệu quả, có tính cộng tác đó là lòng tin. Tôi sẽ nỗ lực tất cả những gì có thể được để có thể xây dựng lòng tin với đối tác Việt Nam.
Thưa Đại sứ, ông từng là chuyên gia về Trung Quốc và nay ông đến Việt Nam với tư cách đại diện toàn quyền nước Mỹ. Việt Nam là quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, trong khi Mỹ và Trung Quốc cùng là những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. Ngài Đại sứ có suy nghĩ gì?
Không có gì quan trọng hơn hòa bình, ổn định, thịnh vượng trong khu vực. Không có gì quan trọng hơn có được mối quan hệ tốt giữa Mỹ với Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng trong quá trình thực hiện chính sách ngoại giao sẽ đưa đến một khu vực hòa bình, ổn định.
Thưa Đại sứ, liệu có triển vọng gì cho việc Mỹ sẽ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam?
Mỹ không có chính sách bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Chúng tôi có thể bán vũ khí không sát thương, vũ khí phòng ngự, phòng thủ cho Việt Nam trên cơ sở xét từng trường hợp. Quan hệ quốc phòng của hai nước đã phát triển đáng kể trong hai năm trở lại đây.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gate sang thăm Việt Nam năm ngoái, ông đã nhất trí với các đối tác Việt Nam rằng Mỹ và Việt Nam sẽ làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến quốc phòng như an ninh hàng hải, cứu trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn và một số lĩnh vực khác như giao lưu quốc phòng.
Hai nước đang trong giai đoạn sớm trong mối quan hệ quốc phòng song phương. Còn một chặng đường dài cần phải đi cho đến khi chúng tôi có thể bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Ảnh hưởng của đập trên dòng Mekong
Trong nhiệm kỳ của ông, ông sẽ chú trọng vấn đề môi trường ở mức độ như thế nào? Mỹ có lợi ích gì đối với khu vực sông Mekong?
Vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm chú ý trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề đó thông qua khuôn khổ Sáng kiến về hạ vùng sông Mekong. Việc xây dựng những đập trên dòng chính của sông Mekong sẽ ảnh hưởng nhiều, có những hậu quả đối với những nước ở hạ nguồn, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi muốn nói rõ với các đối tác trong đó có Việt Nam rằng việc xây dựng những đập trên dòng chính của sông Mekong cần được cân nhắc về những hậu quả có thể gây ra cho những nước ở hạ nguồn.
Vấn đề nước biển dâng, biến đổi khí hậu có tác động lớn đối với đồng bằng sông Mekong. Chúng tôi ý thức điều này và có dự án làm việc như dự án làm việc với đại học Cần Thơ. Trên cơ sở dự án, chúng tôi sẽ đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như tính bền vững của khu vực.
Xin ông cho biết quan điểm về vụ việc một tàu của Trung Quốc gửi tín hiệu cảnh báo một tàu của Ấn Độ?
Tôi muốn nhắc lại rõ quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ. Chúng tôi ủng hộ nỗ lực cũng như quá trình thực hiện chính sách ngoại giao hợp tác của tất cả những nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để giải quyết những tranh chấp mà không có sự cưỡng ép bắt buộc. Chúng tôi phản đối việc sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình.
Mỹ chia sẻ một số lợi ích quốc gia với cộng đồng quốc tế ở khu vực Biển Đông. Bất cứ sự cố nào gây ra cho an ninh hàng hải đáng kể, trong đó có quyền tự do đi lại, việc tôn trọng luật pháp quốc tế, việc phát triển kinh tế, thượng mại không bị cản trở ở khu vực Biển Đông.
Mỹ ủng hộ tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông (DOC), khuyến khích các bên đạt được bộ quy tắc ứng xử đầy đủ. Hoa Kỳ không có quan điểm về những lời tuyên bố chủ quyền ở những vùng liên quan đến Biển Đông. Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tuân thủ luật pháp quốc tế, những điều khoản quy định trong Công ước Luật Biển.
Xuân Linh
Ông David Shear đã có buổi họp báo đầu tiên chiều 9/9 ở Hà Nội trên cương vị Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Tăng xuất khẩu sang Việt Nam
Trao đổi với báo giới, tân Đại sứ Mỹ cho hay ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ, đó là tiếp xúc gia tăng hợp tác quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, với mục tiêu nỗ lực gia tăng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến xuất khẩu của Tổng thống Obama và Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear: Không có gì quan trọng hơn hòa bình, ổn định, thịnh vượng trong khu vực. Ảnh : Ngọc Thắng |
Thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam là một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ của Đại sứ Mỹ. Tháng 10/2010, khi đến thăm chính thức Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề xuất hai bên thiết lập mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược.
“Công việc của tôi là xác định mối quan hệ đối tác chiến lược đó là gì và hai nước muốn gì trong mối quan hệ này cũng như hai nước sẽ đi ở nhịp độ nhanh như thế nào để xây dựng mối quan hệ đó”.
Cho hay quan hệ Mỹ và Việt Nam có nhiều cơ hội lớn nhưng cũng như mọi mối quan hệ, hai bên có những bất đồng. Đại sứ Mỹ cho rằng bất đồng lớn nhất giữa Mỹ và Việt Nam là về nhân quyền và trong nhiệm kỳ của mình, ông sẽ chú trọng thúc đẩy đối thoại nhân quyền.
Tiếp tục nỗ lực của người tiền nhiệm về thúc đẩy quan hệ giáo dục, Đại sứ cũng cho hay ông trông đợi sẽ nỗ lực để có nhiều sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, cùng Việt Nam xây dựng năng lực của hệ thống giáo dục.
Vấn đề con nuôi cũng sẽ là một trong những quan tâm. Ông cho hay Mỹ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế La Haye về con nuôi và bày tỏ sẵn sàng giúp Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ của Công ước này.
Lòng tin đối tác
Tại cuộc họp báo, Đại sứ David Shear đã trả lời các câu hỏi của báo chí:
Nhận định của Đại sứ về những thách thức cũng như trông đợi tiến trình xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam?
Tôi nghĩ điều đầu tiên chúng tôi muốn làm với đối tác Việt Nam, đó là xây dựng lòng tin. Nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp, hiệu quả, có tính cộng tác đó là lòng tin. Tôi sẽ nỗ lực tất cả những gì có thể được để có thể xây dựng lòng tin với đối tác Việt Nam.
Thưa Đại sứ, ông từng là chuyên gia về Trung Quốc và nay ông đến Việt Nam với tư cách đại diện toàn quyền nước Mỹ. Việt Nam là quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, trong khi Mỹ và Trung Quốc cùng là những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. Ngài Đại sứ có suy nghĩ gì?
Không có gì quan trọng hơn hòa bình, ổn định, thịnh vượng trong khu vực. Không có gì quan trọng hơn có được mối quan hệ tốt giữa Mỹ với Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng trong quá trình thực hiện chính sách ngoại giao sẽ đưa đến một khu vực hòa bình, ổn định.
Thưa Đại sứ, liệu có triển vọng gì cho việc Mỹ sẽ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam?
Mỹ không có chính sách bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Chúng tôi có thể bán vũ khí không sát thương, vũ khí phòng ngự, phòng thủ cho Việt Nam trên cơ sở xét từng trường hợp. Quan hệ quốc phòng của hai nước đã phát triển đáng kể trong hai năm trở lại đây.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gate sang thăm Việt Nam năm ngoái, ông đã nhất trí với các đối tác Việt Nam rằng Mỹ và Việt Nam sẽ làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến quốc phòng như an ninh hàng hải, cứu trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn và một số lĩnh vực khác như giao lưu quốc phòng.
Hai nước đang trong giai đoạn sớm trong mối quan hệ quốc phòng song phương. Còn một chặng đường dài cần phải đi cho đến khi chúng tôi có thể bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Ảnh hưởng của đập trên dòng Mekong
Trong nhiệm kỳ của ông, ông sẽ chú trọng vấn đề môi trường ở mức độ như thế nào? Mỹ có lợi ích gì đối với khu vực sông Mekong?
Vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm chú ý trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề đó thông qua khuôn khổ Sáng kiến về hạ vùng sông Mekong. Việc xây dựng những đập trên dòng chính của sông Mekong sẽ ảnh hưởng nhiều, có những hậu quả đối với những nước ở hạ nguồn, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi muốn nói rõ với các đối tác trong đó có Việt Nam rằng việc xây dựng những đập trên dòng chính của sông Mekong cần được cân nhắc về những hậu quả có thể gây ra cho những nước ở hạ nguồn.
Vấn đề nước biển dâng, biến đổi khí hậu có tác động lớn đối với đồng bằng sông Mekong. Chúng tôi ý thức điều này và có dự án làm việc như dự án làm việc với đại học Cần Thơ. Trên cơ sở dự án, chúng tôi sẽ đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như tính bền vững của khu vực.
Xin ông cho biết quan điểm về vụ việc một tàu của Trung Quốc gửi tín hiệu cảnh báo một tàu của Ấn Độ?
Tôi muốn nhắc lại rõ quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ. Chúng tôi ủng hộ nỗ lực cũng như quá trình thực hiện chính sách ngoại giao hợp tác của tất cả những nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để giải quyết những tranh chấp mà không có sự cưỡng ép bắt buộc. Chúng tôi phản đối việc sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình.
Mỹ chia sẻ một số lợi ích quốc gia với cộng đồng quốc tế ở khu vực Biển Đông. Bất cứ sự cố nào gây ra cho an ninh hàng hải đáng kể, trong đó có quyền tự do đi lại, việc tôn trọng luật pháp quốc tế, việc phát triển kinh tế, thượng mại không bị cản trở ở khu vực Biển Đông.
Mỹ ủng hộ tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông (DOC), khuyến khích các bên đạt được bộ quy tắc ứng xử đầy đủ. Hoa Kỳ không có quan điểm về những lời tuyên bố chủ quyền ở những vùng liên quan đến Biển Đông. Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tuân thủ luật pháp quốc tế, những điều khoản quy định trong Công ước Luật Biển.
Xuân Linh
Hillary: Mỹ tiếp tục là đối tác của Việt Nam
Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton nói Mỹ sẽ tiếp tục là bạn và đối tác của Việt Nam, cùng
hướng tới xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược.
Việt Nam coi Mỹ là đối tác hàng đầu
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb khẳng định với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nỗ lực tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai
nước.
TNS Mỹ: Xem xét nâng quan hệ Việt - Mỹ lên đối tác chiến lược
Trả
lời câu hỏi của VietNamNet tại cuộc họp báo chiều 24/8 về khả năng nâng quan hệ Việt - Mỹ lên tầm đối tác chiến lược, TNS Jim Webb cho
biết, phía Mỹ đã có một số thảo luận với đại sứ Việt Nam tại Washington
về việc này.