- Công nghệ nhận diện vô tuyến kết hợp tự động nhận dạng biển số đảm bảo khả năng thu phí đa làn không dừng, hạn chế ùn tắc…
Công ty CP Công nghệ Tiên Phong vừa trình Sở GTVT TPHCM đề án thu phí ô tô vào trung tâm.
Năm 2020, TPHCM sẽ thu phí ô tô chạy vào nội đô |
Theo đề xuất mới này, đơn vị đưa ra phương án lắp trạm thu phí theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ triển khai vào năm 2019 bằng hệ thống thu phí trên một vành đai khép kín khu vực trung tâm gồm hệ thống 36 cổng thu phí đa làn không dừng và một trung tâm điều hành có nhiệm vụ kết nối với các cổng thu phí, xử lý thông tin và điều hành quản lý các hoạt động thu phí của hệ thống.
Giai đoạn 2, dự kiến vào năm 2027 sẽ đầu tư 39 cổng thu phí khi thành phố đã có phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như tuyến metro số 1, xe buýt nhanh cùng hoạt động.
Ngoài ra, đề án thu phí còn bổ sung thêm trạm thu phí ra vào đường Trường Sơn để góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Hiện nay, có đến 60-70% ô tô “mượn” đường Trường Sơn chứ không đi vào sân bay. Do đó, đề án sẽ bổ sung trạm thu phí ở đầu đường Trường Sơn và thu tiền trước. Nếu xe nào vào sân bay thì khi ra cổng kiểm soát sẽ được hoàn tiền. Khi đó, cổng ra kiểm soát ra sân bay được ứng dụng công nghệ mới nên không gây ùn tắc.
Đề án thu phí còn bổ sung thêm trạm thu phí ra vào đường Trường Sơn để góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. |
Đề án lần này còn có điểm mới đáng chú ý là giảm phí vào trung tâm TP cho taxi truyền thống.
Về thu phí, đề án lần này đề xuất thu phí trong khoảng thời gian từ 6h-17h hàng ngày. Mức phí từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng tùy loại xe.
Ngoài ra, đơn vị này cũng đề xuất có xem xét việc áp dụng mức thu phí trong các giờ cao điểm như: 6h-9h và 16h-19h, các khung giờ khác không thu phí. Phương án này có thể áp dụng cho giai đoạn đầu của đề án.
Theo đơn vị đề xuất, điểm mới của phương án lần này là sẽ sử dụng công nghệ nhận diện vô tuyến (RFID) kết hợp tự động nhận dạng biển số (ANPR) đảm bảo khả năng thu phí đa làn không dừng với công suất 1.800 xe ô tô/giờ/làn, thay vì sử dụng thiết bị OBU như lần nghiên cứu trước.
Tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên 1.660 tỷ đồng so với giai đoạn đầu nghiên cứu là 1.200 tỷ đồng.
Trước đề xuất này, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM nhận định, đây là đề án thu phí chống ùn tắc vào nội đô thành phố, không phải thu phí bảo trì đường bộ. Mục tiêu dự án không phải để kinh doanh thu tiền người dân mà nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Theo ông Cường, về mặt pháp lý việc thu phí chống ùn tắc chưa có trong quy định. Tuy nhiên, thành phố đã có kiến nghị T.Ư cho phép áp dụng quy chế đặc thù được triển khai áp dụng việc thu phí này. Kinh phí từ thu phí sẽ do thành phố quản lý.
Hiện chủ đầu tư đang tiếp nhận góp ý của các sở, ngành hoàn thiện, làm rõ những vấn đề còn chưa thống nhất. Nếu dự án khả thi thì đến năm 2020 sẽ triển khai để đồng bộ với tuyến metro số 1.
Thu phí đậu ô tô dưới lòng đường Sài Gòn qua điện thoại
Tài xế có nhu cầu tìm chỗ đậu ô tô dưới lòng đường quận trung tâm Sài Gòn có thể đặt chỗ và thu phí qua ứng dụng công nghệ hiện đại trên điện thoại.
Đề xuất tăng thu phí đậu xe trên lòng đường, vỉa hè
Sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè sẽ không còn mức giá 5.000 đồng/lượt. Sở GTVT TP.HCM kiến nghị biểu phí mới cho việc sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè lên gấp nhiều lần.
Đề xuất thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn để hạn chế ùn tắc
UBND TP.HCM đã đồng ý chủ trương cho phép nghiên cứu lập đề xuất dự án thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô lưu thông vào trung tâm TP góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Chính thức dừng phí đường bộ với xe máy
Từ 5/6 tới, phí sử dụng đường bộ sẽ chỉ áp dụng đối với ôtô chứ không áp dụng với xe máy.
Tuấn Kiệt