Môi trường sống ô nhiễm, cùng với các thói quen gây hại cho sức khỏe như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, ít vận động… khiến cho độc tố dễ tích tụ trong cơ thể, tàn phá sức khỏe con người.
Độc tố tích tụ là nguồn cơn của bệnh tật
Theo TS.BS Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai, những độc tố lâu dần tích tụ trong cơ thể sẽ như những mảng bám trong ấm trà lâu ngày bám đen sì ở thành ấm. Chính việc tích tụ độc tố lâu dần sẽ gây cản trở trao đổi chất của tế bào, dễ gây đột biến và là nguồn cơn của mọi bệnh tật nhất là ung thư, các bệnh về gan….
Ước tính có đến 80.000 hóa chất công nghiệp độc hại được tìm thấy trong môi trường sống, hiện diện trong thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá… Các độc tố này qua phổi, da, đường tiêu hóa, chúng sẽ chuyển tới cơ quan thải độc của cơ thể và ra ngoài qua thận, da và phổi, gan và đường tiêu hóa.
Khi độc tố tích tụ vào các bộ phận của cơ thể (như gan, thận…) nó sẽ gây mất kiểm soát các gốc tự do, dẫn đến việc khó đào thải được các cặn bã ra ngoài. Có thể căn cứ vào một số dấu hiệu cho thấy cơ thể nhiễm độc như: cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu không rõ nguyên nhân, khó ngủ, tăng cân bất thường, rối loạn nội tiết, các vấn đề về da…
Các bác sĩ cho rằng, hằng ngày cơ thể của chúng ta vẫn liên tục tiếp xúc với độc tố từ môi trường, thực phẩm,… Do đó, việc giải độc thực hiện hằng ngày là tốt nhất để hạn chế sự tích tụ của độc tố.
“Làm sạch” cơ thể, cách nào?
Theo các chuyên gia, giải độc cơ thể thực ra là nghỉ ngơi, làm sạch và nuôi dưỡng cơ thể từ trong ra ngoài, bằng cách loại bỏ các độc tố rồi sau đó dung nạp các chất dinh dưỡng lành mạnh. Giải độc cơ thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật và kéo dài khả năng duy trì sức khỏe tối ưu.
Trong các bộ phận của cơ thể, gan được xem là “nhà máy xử lý độc tố”, nó tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải loại chất độc để cho cơ thể ngày một khỏe mạnh. Chính vì vậy, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi khuẩn, virút, ký sinh trùng, rượu, bia, các chất giải khát có cồn và nhiều bệnh tật khác nhau…
Giải độc cơ thể chủ yếu tập trung vào các vấn đề: kích thích gan thải độc tố ra ngoài; tăng cường loại bỏ chất độc thông qua ruột, thận và da; cải thiện lưu thông máu; nạp nhiên liệu cho cơ thể với các chất dinh dưỡng lành mạnh.
Để bảo vệ lá gan khỏe mạnh, TS. Phương khuyến cáo người dân cần hạn chế đưa vào cơ thể những chất có hại cho gan như rượu bia, thuốc lá; nên lựa chọn thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ăn ít đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn chế biến sẵn… Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa; đồng thời duy trì chế độ tập luyện đều đặn tăng cường sức khỏe.
Ở khía cạnh dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì cho rằng, việc dự phòng là quan trọng, không phải chỉ đợi đến khi cơ thể bị bệnh mới thải độc. Do đó, người dân cần có một chế độ ăn cân đối, lành mạnh, giúp cơ thể đủ chất nhất là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Mỗi ngày, cần ăn từ 15 - 20 loại thực phẩm khác nhau, bởi lẽ trong mỗi thực phẩm có một lượng chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể. Nên chọn những loại rau quả có màu thẫm như: rau xanh thẫm, quả có màu đỏ, vàng, tím… là những quả giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Những loại trái cây cực tốt cho người bị viêm gan B
Người mắc bệnh viêm gan B thường chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Vậy nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh?
5 điều cần đặc biệt chú ý nếu muốn có lá gan khỏe mạnh
Gan là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống thanh lọc chất độc của cơ thể. Do lượng công việc quá cao và dễ bị tổn thương, gan cần được hết sức chú ý để giữ được sự mạnh khỏe.
Hết gan nhiễm mỡ trong 3 tháng với hỗn hợp nước ép này
Bằng cách hạn chế bia rượu, vận động thường xuyên và dùng loại nước ép đơn giản này, bạn sẽ thải được mỡ khỏi gan.
Theo SK&ĐS