Giữa cái nắng cháy trời của thủ đô, nhiều người không biết trốn nắng như thế nào đành trốn vào các bể bơi để được ngâm mình dưới nước.
Giá tăng 30% so với năm ngoái
Hiện tại các bể bơi ở Hà Nội đã mở cửa từ một tháng trước và đã tăng thời gian mở cửa từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối để phục vụ người dân trốn nắng. So với năm nay, giá vé của các bể bơi đều tăng từ 20 đến 30%.
Tại bể bơi thanh thiếu niên số 5 Nguyễn Quý Đức giá vé dành cho người lớn là 40 nghìn đồng/vé mặc dù giá cao nhưng mới 3h chiều mà khách đã vào ngâm mình trong bể rất nhiều.
Anh Trần Mạnh Trường (Triều Khúc, Hà Nội) cho biết “ở nhà trọ nóng quá, không chịu nổi sức nóng của “lò bát quái” nên anh Trường đành trốn nắng bằng cách ngâm mình trong nước. Mặc dù, bể bơi không được vệ sinh, nước hơi mùi clo nhưng vẫn phải ngâm mình vì quá nắng. Một huấn luyện viên tại bể bơi này cho hay mặc dù chưa vào mùa hè nhưng hiện nay vé đăng ký học bơi đã đông nghẹt. Những năm gần đây không chỉ có người lớn đăng ký học bơi mà cả trẻ em cũng đăng ký học bơi nhiều.
Hầu hết các bể bơi ngoài trời đều tăng giá vé từ 10 đến 15 nghìn đồng/vé. Năm ngoái chị Nguyễn Thị Giang mua vé bơi tại bể bơi làng quốc tế - Trần Đăng Ninh, Hà Nội chỉ có 35 nghìn đồng/vé nhưng năm nay giá đã tăng lên 45 nghìn đồng/vé. Không chỉ tăng giá vé ngày, giá vé tháng, thẻ học bơi cũng tăng vèo vèo. Điều đặc biệt vào bể bơi nhiều người còn không có chỗ để bơi mà chỉ ngâm mình vì quá đông khách.
Tại bể bơi Bốn Mùa (Định Công, Hà Nội) giá vé so với năm ngoái tăng 20 nghìn đồng lên 100 nghìn đồng/người, giá học bơi là 220 nghìn đồng/người/buổi, giá vé tháng là 2,1 triệu đồng. So với năm ngoái các dịch vụ đều tăng 20%. Tất cả các giá vé đều niêm yết một loại dành cho cả trẻ em và người lớn, miễn phí trẻ em dưới 3 tuổi.
Vừa mua một thẻ bơi theo tháng của bể bơi trên phố Đặng Tiến Đông, Hà Nội, chị Bùi Thị Yến (Nhân Chính) cho rằng mình đã mua đắt hơn năm ngoái đến gần 600 nghìn. Tuy nhiên, đây là bể bơi trong nhà nên việc đi bơi cũng nhàn có thể bơi vào lúc giữa trưa ít khách hơn.
Theo khảo sát nhanh của chúng tôi, các bể bơi bình dân ngoài trời như bể bơi Tây Hồ, bể bơi Bách Khoa, bể bơi Thanh Xuân có giá thấp nên lượng khách đến vẫn đông hơn những bể bơi trong nhà cao cấp.
Bể bơi Tây Hồ 30.000 đồng/vé người lớn, 15.000 đồng/vé trẻ em dưới 1m40. Một số bể bơi của khách sạn lớn năm nay không nhận khách ở bên ngoài vào bơi vì phục vụ khách đặt phòng cũng quá tải.
Áo bơi “cháy” hàng
Tại của hàng Triumph trên phố Cầu Giấy, Hà Nội, nhân viên bán hàng cho biết các loại áo tắm đều “cháy” hàng đặc biệt là những mẫu áo hai mảnh có giá từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên đây chỉ là hàng Quảng Châu, hay hàng Thái lan còn áo tắm mang nhãn hiệu Triumph thực thì có giá gần 2 triệu đồng/bộ. Màu sắc vẫn như mọi năm màu đen, màu xanh biển, đỏ được khách lựa chọn nhiều nhất. Về giá cả, so với năm ngoái năm nay trung bình mỗi bộ áo tắm chưa có khăn đi kèm tăng từ 100 đếm 150 nghìn đồng/bộ.
Mặt hàng áo tắm bình dân cũng hút khách, chị Miền bán quần áo tắm trong chợ Nhà Xanh, Hà Nội cho biết năm nay quần áo tắm có nhiều mẫu mã hơn và hàng thực sự bán chạy từ trước kỳ nghỉ 30/4. Những loại áo tắm bình dân thường là áo kín đáo dành cho những người đã có gia đình, thân hình to béo.
Trên các tuyến phố Quán Thánh, Hòe Nhai, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc...những của hàng bán nội y đều treo biển “Hàng mới về” với đầy đủ chủng loại áo tắm được nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Quảng Châu, hàng áo tắm Việt Nam vẫn ít hơn so với hàng nhập.
Các shop áo tắm “ảo” cũng có đủ mẫu mã từ bình dân đến cao cấp. Mua áo tắm trên mạng là lựa chọn hấp dẫn dành cho những người bận rộn vì loại thời trang này làm từ chất liệu co dãn nên không cần thử trước và so với ngoài thị trường được mắt thấy, tay sờ thì giá rẻ hơn cả trăm nghìn đồng/bộ. Bạn Huyền Trang (chủ một shop áo tắm trên mạng) cho biết chỉ trong hai ngày nắng nóng vừa qua bạn đã nhận được hơn 20 đơn đặt hàng áo tắm, áo phao và kính bơi các loại.
(Theo GDVN)
Giá tăng 30% so với năm ngoái
Hiện tại các bể bơi ở Hà Nội đã mở cửa từ một tháng trước và đã tăng thời gian mở cửa từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối để phục vụ người dân trốn nắng. So với năm nay, giá vé của các bể bơi đều tăng từ 20 đến 30%.
Tại bể bơi thanh thiếu niên số 5 Nguyễn Quý Đức giá vé dành cho người lớn là 40 nghìn đồng/vé mặc dù giá cao nhưng mới 3h chiều mà khách đã vào ngâm mình trong bể rất nhiều.
Anh Trần Mạnh Trường (Triều Khúc, Hà Nội) cho biết “ở nhà trọ nóng quá, không chịu nổi sức nóng của “lò bát quái” nên anh Trường đành trốn nắng bằng cách ngâm mình trong nước. Mặc dù, bể bơi không được vệ sinh, nước hơi mùi clo nhưng vẫn phải ngâm mình vì quá nắng. Một huấn luyện viên tại bể bơi này cho hay mặc dù chưa vào mùa hè nhưng hiện nay vé đăng ký học bơi đã đông nghẹt. Những năm gần đây không chỉ có người lớn đăng ký học bơi mà cả trẻ em cũng đăng ký học bơi nhiều.
Mặc dù trời nắng gay gắt nhưng người Hà Nội vẫn ngâm mình trong bể bơi để trốn nóng |
Hầu hết các bể bơi ngoài trời đều tăng giá vé từ 10 đến 15 nghìn đồng/vé. Năm ngoái chị Nguyễn Thị Giang mua vé bơi tại bể bơi làng quốc tế - Trần Đăng Ninh, Hà Nội chỉ có 35 nghìn đồng/vé nhưng năm nay giá đã tăng lên 45 nghìn đồng/vé. Không chỉ tăng giá vé ngày, giá vé tháng, thẻ học bơi cũng tăng vèo vèo. Điều đặc biệt vào bể bơi nhiều người còn không có chỗ để bơi mà chỉ ngâm mình vì quá đông khách.
Tại bể bơi Bốn Mùa (Định Công, Hà Nội) giá vé so với năm ngoái tăng 20 nghìn đồng lên 100 nghìn đồng/người, giá học bơi là 220 nghìn đồng/người/buổi, giá vé tháng là 2,1 triệu đồng. So với năm ngoái các dịch vụ đều tăng 20%. Tất cả các giá vé đều niêm yết một loại dành cho cả trẻ em và người lớn, miễn phí trẻ em dưới 3 tuổi.
Vừa mua một thẻ bơi theo tháng của bể bơi trên phố Đặng Tiến Đông, Hà Nội, chị Bùi Thị Yến (Nhân Chính) cho rằng mình đã mua đắt hơn năm ngoái đến gần 600 nghìn. Tuy nhiên, đây là bể bơi trong nhà nên việc đi bơi cũng nhàn có thể bơi vào lúc giữa trưa ít khách hơn.
Theo khảo sát nhanh của chúng tôi, các bể bơi bình dân ngoài trời như bể bơi Tây Hồ, bể bơi Bách Khoa, bể bơi Thanh Xuân có giá thấp nên lượng khách đến vẫn đông hơn những bể bơi trong nhà cao cấp.
Bể bơi Tây Hồ 30.000 đồng/vé người lớn, 15.000 đồng/vé trẻ em dưới 1m40. Một số bể bơi của khách sạn lớn năm nay không nhận khách ở bên ngoài vào bơi vì phục vụ khách đặt phòng cũng quá tải.
Áo bơi “cháy” hàng
Tại của hàng Triumph trên phố Cầu Giấy, Hà Nội, nhân viên bán hàng cho biết các loại áo tắm đều “cháy” hàng đặc biệt là những mẫu áo hai mảnh có giá từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên đây chỉ là hàng Quảng Châu, hay hàng Thái lan còn áo tắm mang nhãn hiệu Triumph thực thì có giá gần 2 triệu đồng/bộ. Màu sắc vẫn như mọi năm màu đen, màu xanh biển, đỏ được khách lựa chọn nhiều nhất. Về giá cả, so với năm ngoái năm nay trung bình mỗi bộ áo tắm chưa có khăn đi kèm tăng từ 100 đếm 150 nghìn đồng/bộ.
Mặt hàng áo tắm bình dân cũng hút khách, chị Miền bán quần áo tắm trong chợ Nhà Xanh, Hà Nội cho biết năm nay quần áo tắm có nhiều mẫu mã hơn và hàng thực sự bán chạy từ trước kỳ nghỉ 30/4. Những loại áo tắm bình dân thường là áo kín đáo dành cho những người đã có gia đình, thân hình to béo.
Áo tắm với đủ mẫu mã đang hút khách nhờ thời tiết nắng nóng |
Trên các tuyến phố Quán Thánh, Hòe Nhai, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc...những của hàng bán nội y đều treo biển “Hàng mới về” với đầy đủ chủng loại áo tắm được nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Quảng Châu, hàng áo tắm Việt Nam vẫn ít hơn so với hàng nhập.
Các shop áo tắm “ảo” cũng có đủ mẫu mã từ bình dân đến cao cấp. Mua áo tắm trên mạng là lựa chọn hấp dẫn dành cho những người bận rộn vì loại thời trang này làm từ chất liệu co dãn nên không cần thử trước và so với ngoài thị trường được mắt thấy, tay sờ thì giá rẻ hơn cả trăm nghìn đồng/bộ. Bạn Huyền Trang (chủ một shop áo tắm trên mạng) cho biết chỉ trong hai ngày nắng nóng vừa qua bạn đã nhận được hơn 20 đơn đặt hàng áo tắm, áo phao và kính bơi các loại.
(Theo GDVN)