Fallout 76

Trong lịch sử series Fallout, hiếm có phần game nào lại nhận được nhiều đánh giá không tốt như Fallout 76. Không chỉ nằm ở sự chưa hoàn thiện của cả tựa game khi liên tục xuất hiện nhiều lỗi ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi, mà hãng còn xây dựng 1 thế giới khá lạc lõng, đơn độc và buồn tẻ, dù rất đông người.

Việc Fallout 76 thiếu đi các nhân vật dẫn truyện khiến bổi cảnh của game trông giống như một thế giới ma, nơi người chơi chỉ đến sau những gì tội tệ nhất xảy ra. Đi ngược lại với các giá trị cũ của các Fallout đời trước, dễ hiểu vì sao người chơi cảm thấy muốn tách khỏi tựa game Fallout 76 nhanh chóng.

Một game thủ kịch liệt phê bình: "Trò chơi này là một sự lãng phí, cả thời gian lẫn tiền bạc. Xuyên suốt cả game là đống bug, trong khi đó cốt truyện và nhân vật lại chả có gì đặc biệt. Đồ họa cũ rích, bố cục lộn xộn. Thoạt đầu khi chơi tôi còn nhầm tưởng mình đang chơi một phiên bản thử nghiệm nào đó chứ không phải một tựa game giá 60$".

Metal Gear Survive

Kể từ Metal Gear Solid V: The Phantom Pain phát hành năm 2015, người hâm mộ đã phải chờ 3 năm mới được trải nghiệm phiên bản tiếp theo của series đình đám này.

Mặc dù phải chờ đợi lâu là vậy, tuy nhiên có vẻ như những gì mà Metal Gear Survive mang đến cho người hâm mộ lại không xứng đáng với sự kỳ vọng. Theo tổng hợp đánh giá trên chuyên trang thồng kê Metacritic, tựa game của Konami chỉ nhận điểm số 6.2 (bản PS4). Thành tích này thậm chí còn tệ hơn cả Dynasty Warriors 9, tựa game đang được coi là bom xịt của năm 2018. Nói như thế để thấy, Metal Gear Survive thực sự là một sản phẩm thất bại của Konami.

Dynasty Warriors 9

Kể từ thời điểm phiên bản gần nhất (DW8) được phát hành, người hâm mộ đã phải chờ đợi ròng rã trong suốt 5 năm. Với từng đấy thời gian, chúng ta có thể hiểu được sự kỳ vọng được đặt lên tựa game này lớn đến thế nào. Tuy nhiên, đáp lại tất cả những tình cảm đó, những gì mà Dynasty Warriors 9 đang thể hiện có thể gói gọn trong hai từ "thất bại".

Tổng hợp điểm số trên chuyên trang thống kê Metacritic,Dynasty Warriors 9 nhận điểm 6.8 cho bản PC. Hai phiên bản trên Console cũng không khá khẩm hơn là bao khi nhận điểm 7.0 (PS4). Có thể nói, đây là thành tích quá tệ với một tựa game được xếp hạng AAA như Dynasty Warriors 9.

The Order: 1886

"The Order: 1886" là câu trả lời của PS4 đối với "Ryse: Son of Rome" trên Xbox One. Với những đoạn trailer cực ấn tượng kèm các lời hứa hẹn có cánh của nhà sản phẩm, "The Order: 1886" lập tức thu hút sự chú ý bằng chất lượng đồ họa cực đỉnh và một bối cảnh lịch sử thú vị. Thế rồi, tựa game này cũng chỉ có một điểm sáng được người ta nhớ đến nhất là hình ảnh, đủ để phô diễn khả năng của PlayStation 4 chứ phương diện gameplay của nó mang đến một cảm giác vội vàng hấp tấp, các tình huống câu chuyện diễn ra cũng rất gượng ép và không thực sự lôi cuốn, chẳng xứng đáng với cái giá cho một sản phẩm độc quyền đắt đỏ.

Driveclub

"Driveclub" là một ví dụ hoàn hảo cho chuyện hứa hẹn thì nhiều và thất hứa thì lắm. Tựa game này lẽ ra đã phải trở thành hiện tượng và là động cơ thúc đẩy doanh số của PS4 nhờ có chất lượng đồ họa cực kỳ lộng lẫy, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ thông qua các đoạn trailer quảng cáo. Nhà phát triển Evolution Studios cũng đưa ra lời hứa hẹn rất hấp dẫn về vô số nội dung gameplay đỉnh cao, một thế giới rộng lớn và cả cơ chế multiplayer tiện lợi. Nhưng kết quả thực sự thì hoàn toàn ngược lại, "Driveclub" đã khiến người chơi hết sức thất vọng bởi nó khác quá xa với những lời quảng cáo đường mật.

Ryse: Son of Rome

"Ryse: Son of Rome" là sản phẩm độc quyền cho Xbox One ở thời điểm mới ra mắt trong năm 2013 trước khi nó đặt chân lên PC trong năm 2014. Được kỳ vọng là sản phẩm phát hành cùng Xbox One hoàn hảo với bàn tay nâng đỡ của Crytek, không ít người chơi đã yên tâm tuyệt đối về chất lượng của "Ryse: Son of Rome". Thật không may, tựa game này không những có vấn đề mà còn trở thành một cú sốc lớn cho cộng đồng người chơi thế giới. Đúng là về chất lượng hình ảnh, nó có thể làm người chơi cảm thấy đã mắt nhưng đó cũng là tất cả những gì đáng để lưu ý ở sản phẩm này. Mọi khía cạnh khác của game như cơ chế chiến đấu, nội dung cốt truyện đều không có đặc sắc, thậm chí mang tính lặp lại một cách nhàm chán.

Transformers: Rise of the Dark Spark

Sau khi các fan hâm mộ cứng của thương hiệu "Transformers" cảm thấy thất vọng với những phiên bản phim chuyển thể của đạo diễn Michael Bay, họ quay sang video game với hi vọng tìm thấy một thứ gì đó xứng đáng với quá khứ tuổi thơ huy hoàng. Tuy nhiên khi đến với "Transformers: Rise of the Dark Spark", họ còn cảm thấy đau khổ hơn cả vì tựa game này có một cốt truyện không mấy thú vị, cộng thêm cơ chế gameplay hành động không thực sự độc đáo, không hề phát huy được những điểm hay ho của thế giới viễn tưởng được yêu mến bấy lâu nay.

The Amazing Spider-Man 2

Trong suốt lịch sử của ngành công nghiệp video game, số lượng game đề tài siêu anh hùng được người người công nhận là không nhiều, và game ăn theo phim ảnh thì còn ít hơn. Vì vậy khi "The Amazing Spider-Man 2" ra đời, nhiều fan hâm mộ đã tỏ ra hoài nghi sản phẩm này và họ đã không hề sai. Trò chơi có một cơ chế chiến đấu ngớ ngẩn, mang tính lặp lại cộng thêm một cốt truyện chính có lẽ là dở hơn cả phim, cho dù phương diện đồ họa và chuyển động có chân thực, đẹp mắt hơn những tựa game "Spider-Man" trước đây.

Theo GameK