NFT là một loại tài sản điện tử đang bùng nổ và trở nên phổ biến kể từ năm ngoái, chúng xác thực quyền sở hữu duy nhất đối với tài sản gắn liền với nó.

 {keywords}

Tại Brazil, một công ty có tên Nemus ngày 25/3 đã mở bán NFT gắn với các mảnh rừng cụ thể có kích thước khác nhau cho nhà tài trợ. Số tiền thu được sẽ được dùng để bảo tồn cây cối, phục hồi khu vực bị chặt phá và thúc đẩy phát triển bền vững.

Những người nắm giữ mã thông báo không sở hữu cá nhân mảnh rừng, thay vào đó họ có quyền truy cập các thông tin quan trọng về hoạt động bảo tồn tại khu vực đó, từ hình ảnh vệ tinh cho đến giấy phép cũng như các tài liệu khác, Flavio de Meira Penna, nhà sáng lập của Nemus cho biết.

Ông cũng cho biết Nemus đã bán được 10% số token ban đầu cho 8.000 hecta rừng ngay trong ngày đầu tiên và dự đoán những tuần tiếp theo số lượng bán ra sẽ tăng lên nhanh chóng. Penna tin tưởng công nghệ blockchain sẽ đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng tiền tài trợ.

Các lô đất có kích thước khác nhau từ 1/4 hecta đến 81 hecta (0,6 đến 200 mẫu Anh), có thể dễ dàng xác định vị trí trên các bản đồ trực tuyến.

NFT của các mảnh rừng nhỏ nhất có giá 150 USD và lớn nhất là 51.000 USD. Nhà sáng lập Nemus kỳ vọng có thể thu về từ 4 - 5 triệu USD để mua thêm 2 triệu hecta đất rừng đang được đàm phán tại Pauini, bang Amazonas.

Bên cạnh việc bảo tồn rừng, một phần số tiền cũng sẽ được sử dụng để hỗ trợ phát triển bền vững cho các cộng đồng dân cư địa phương thu hoạch quả cơm cháy đen (acai) và quả hạch Brazil tại Pauini, nơi có diện tích tương đương nước Bỉ.

Mỗi mã thông báo đi kèm với 1 tác phẩm nghệ thuật về loài thực vật hoặc động vật Amazon, sản xuất bởi Concept Art House, nhà phát triển nội dung và xuất bản NFT có trụ sở tại San Francisco.

Các nhà phân tích đã đặt câu hỏi về tác động của NFT đối với môi trường do các mã thông báo dựa trên công nghệ blockchain thường yêu cầu sức mạnh điện toán lớn dẫn đến thúc đẩy nhu cầu sản xuất điện, quá trình giải phóng khí nhà kính và khiến khí hậu nóng lên.

Tuy nhiên, Penna cho rằng việc bảo tồn các khu vực đang bị đe doạ của Amazon sẽ đem lại giá trị vượt xa các chi phí về môi trường gây ra bởi các giao dịch NFT.

Tháng 2/2022, WildEarth, quỹ bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi cũng đã kêu gọi tài trợ thông qua NFT. Theo đó, người mua được quyền truy cập đặc biệt các hình ảnh, video và thông tin về các loài động vật thông qua 1 ứng dụng, nơi họ cũng có thể tương tác với những người sở hữu NFT khác.

Graham Wallington, đồng sáng lập WildEarth cho biết sáng kiến này giúp người đam mê có cảm giác được giám hộ đối với loài động vật yêu thích của họ, đồng thời tạo ra nguồn thu tiềm năng và tin cậy cho công tác bảo tồn trên toàn cầu.

“Nếu chúng ta không tạo ra các sáng kiến kinh tế cần thiết để bảo tồn động vật hoang dã, thì mọi chuyện sẽ không thay đổi”, ông cũng nói thêm rằng thời kỳ đại dịch đã khiến công tác bảo tồn ngày càng khó khăn.

Vinh Ngô (theo Reuters)

Không chỉ để sưu tập, NFT có thể đi vào cuộc sống với 4 cách sau đây

Không chỉ để sưu tập, NFT có thể đi vào cuộc sống với 4 cách sau đây

Những bộ sưu tập kỹ thuật số là điều đầu tiên mọi người nghĩ đến khi nhắc tới NFT. Nhưng ứng dụng của các mã hoá thông báo (token) không thể thay thế này không chỉ có vậy.