- Giàn Gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Hòa, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ được nhiều người biết đến với sự lạ lẫm và độc đáo bậc nhất ĐBSCL.

{keywords}
Len lỏi qua nhiều kênh rạch, con đường nhỏ và những cây cầu khỉ, du khách mới đến được Khu di tích lịch sử Giàn Gừa độc đáo.
 
{keywords}
Gốc cây cái đầu tiên do người thuộc dòng họ Nguyễn trồng lên và sau này phát tán, từng bị bom đạn trong chiến tranh tàn phá.

 

{keywords}
Mỗi ngày bình quân có hàng trăm lượt du khách đến ngắm cây gừa
 
{keywords}
Giàn Gừa phát tán ngày càng rộng khiến nhiều người thích thú chụp hình lưu niệm.
{keywords}
 
 
{keywords}
Cây gừa mọc lên tua tủa, có độ cao từ 10 đến 12m
 
{keywords}
{keywords}
Rất nhiều câu chuyện huyền bí, khó lý giải diễn ra ở cây gừa có tán rộng thuộc dạng ‘độc nhất vô nhị’ ở miền Tây. Điều này đã khiến cho người dân lập miếu thờ cúng trong những ngày lễ.
 
{keywords}
Lạc vào khu di tích Giàn Gừa như lạc đến một ma trận chằng chịt, mỗi cành cây thể hiện sức sống mãnh liệt của loài cây độc đáo này.

 

{keywords}
Cành cây vươn đến đâu thì rể cây mọc đâm xuống bám chặt lấy đất mà đến đó. Hiếm người nào dám chặt một cành cây nhỏ ở khu di tích.
 
{keywords}
Khu di tích Giàn Gừa rộng 2.740,63m2, cây gừa hiện nay đã phát tán ra diện tích rộng khoảng 4.000m2.
{keywords}
Cả hai cụ bà Nguyễn Thị Tám (84 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tảo (80 tuổi) đều hiểu rất rõ về lịch sử hình thành, phát triển về di tích Giàn Gừa

Quốc Huy