Mức tăng trưởng doanh thu toàn ngành TT&TT trong năm 2021, theo dự thảo báo cáo của Bộ TT&TT, là mức tăng trưởng gấp từ 3,6 - 4,5 lần so với mức dự báo tăng trưởng 2% - 2,5% GDP của đất nước.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của cả nước nói chung và ngành TT&TT nói riêng, song theo đánh giá của Bộ TT&TT, với tinh thần chủ động, nỗ lực sáng tạo, trong năm 2021 toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực.

{keywords}

Bên cạnh mức tăng trưởng doanh thu khả quan kể trên, các chỉ số xếp hạng trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành TT&TT đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Cụ thể, theo báo cáo về Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính năm 2021 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) công bố, Việt Nam xếp thứ 47/172 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2020. Trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng quốc tế - GCI, từ vị trí thứ 50 năm 2020 lên vị trí thứ 25 trong năm 2021.

Đặc biệt trong năm 2021, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, quá trình chuyển đổi số đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Chỉ trong thời gian rất ngắn, công cuộc chuyển đổi số quốc gia được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc với tốc độ vô cùng nhanh chóng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

{keywords}
Theo Bộ TT&TT, nếu không có Covid-19, khái niệm "Chuyển đổi số" sẽ không được lan tỏa đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. (Ảnh minh họa)

Nếu không có Covid-19, khái niệm "Chuyển đổi số" sẽ không được lan tỏa đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, không có câu chuyện Lãnh đạo Chính phủ có thể trực tiếp họp trực tuyến với các điểm cầu tại các huyện, xã trên khắp cả nước; sẽ không có hơn 25 triệu học sinh đi học trực tuyến; không có việc người dân ở nông thôn, miền núi được khám bệnh online đến từng nhà; vẫn còn cảnh người nông dân hàng ngày, hàng giờ đau đáu tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản vùng miền và còn mất nhiều thời gian hơn nữa để chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.

“Chính trong quá trình chuyển đổi số này, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển nền kinh tế số Việt Nam để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng”, Bộ TT&TT nhận định.

Truyền thông, báo chí đã phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tuyên truyền cách làm đúng, phổ biến, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những tấm gương người tốt, việc tốt, những việc làm tử tế; đúc kết, khái quát những bài học kinh nghiệm để phổ biến rộng rãi, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. Đồng thời, chuyển tải ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiềm năng phát triển.

Hệ thống thông tin cơ sở với sự “hồi sinh” của loa truyền thanh đã thể hiện vai trò và được ghi nhận là kênh thông tin vô cùng quan trọng, thiết yếu. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại.

Cùng với đó, Bộ TT&TT đã thực hiện quản lý, giám sát các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội. Chủ động, tích cực tham gia cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch...

Bộ TT&TT xác định rõ: Giai đoạn 2022 - 2024 là giai đoạn quan trọng để Việt Nam tập trung phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong quá trình đó, ngành TT&TT cần nỗ lực thể hiện vai trò quan trọng của mình.

Vân Anh

Ngành TT&TT phát động thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19

Ngành TT&TT phát động thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19

Phong trào thi đua đặc biệt vừa được phát động sâu rộng tới toàn ngành TT&TT nhằm tiếp tục khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết trong phòng chống và chiến thắng dịch bệnh.