Quản lý thiết bị công nghệ cá nhân vận hành an toàn tại nơi làm việc

Trong thời đại kỹ thuật số, việc nhân viên mang theo các thiết bị điện tử cá nhân đến nơi làm việc khá phổ biến. Tuy nhiên, việc này phải được quản lý để đảm bảo an ninh cho các cơ quan, doanh nghiệp.

Anh Đặng Phạm Thiên Duy, nghiên cứu sinh của Đại học RMIT Úc cho biết: “Nhiều nhân viên cảm thấy hài lòng hơn khi ‘tự mang theo thiết bị riêng’ và được linh động sử dụng chúng tại nơi làm việc”. Bên cạnh đó, theo Duy các công ty cũng có thể được lợi từ việc nhân viên dùng những công nghệ tiên tiến.

Khi doanh nghiệp thấy được lợi thế cạnh tranh trong việc khuyến khích những thay đổi mang tính chuyển đổi có được nhờ công nghệ và cách vận hành dựa vào lượng dữ liệu cực lớn, thì không cần thiết phải ngăn cản hoạt động "người dùng CNTT" (chỉ việc đưa thiết bị công nghệ cá nhân vào chỗ làm).

Tuy nhiên, điều này thực sự đi kèm với rủi ro. Một khảo sát toàn cầu gần đây cho thấy hơn 50% nhân viên sử dụng các thiết bị cá nhân và phần mềm để giải quyết những vấn đề kinh doanh, trong khi rất ít người trong số họ nghĩ về chính sách liên quan đến công nghê thông tin của đơn vị mình khi thực hiện.

Thông tin từ Đại học quốc tế RMIT cho hay, nghiên cứu sinh Đặng Phạm Thiên Duy cùng Tiến sĩ Siddhi Pittayachawan, Tiến sĩ Vince Bruno và Giáo sư Karlheinz Kautz đang tiến hành nghiên cứu về người dùng CNTT và đưa ra đề xuất để các trưởng bộ phận công nghệ thông tin quản lý tốt hơn việc chuyển đổi kỹ thuật số.

Nghiên cứu sinh này giải thích: "Cần phải quản lý việc nhân viên đưa thiết bị công nghệ cá nhân đến nơi làm việc. Chúng tôi đã phát triển và đánh giá một công cụ trong nghiên cứu tình huống thực tế. Nghiên cứu này giúp trưởng các bộ phận CNTT dùng số liệu định lượng giám sát và dự đoán sự lan truyền của công nghệ".

Nghiên cứu của nhóm cũng phát hiện ra rằng việc đem thiết bị công nghệ cá nhân đến nơi làm việc phổ biến trong nhóm những nhân viên không giữ vai trò quản lý. "Tỷ lệ lan truyền công nghệ diễn ra nhanh, tính toán số liệu thống kê cho thấy 55 phần trăm khả năng một nhân viên bị đồng nghiệp làm chung bộ phận tác động và chia sẻ các nguồn lực trong công việc với nhau. Nếu hai nhân viên này còn khuyên bảo nhau, cơ hội lan truyền nhanh chóng nâng lên 84%", Đặng Phạm Thiên Duy.

Anh Duy giải thích nghiên cứu nêu bật tầm quan trọng của môi trường xã hội trong giúp đỡ các cá nhân áp dụng công nghệ mới, đặc biệt vai trò đầu tàu của những người hỗ trợ cùng học tập và lan truyền công nghệ. "Việc học hỏi và trao đổi ý tưởng mới trong công sở diễn ra từng phút giữa nhân viên ở mọi cấp bậc. Từ nghiên cứu tình huống thực tế, chúng tôi phát hiện ra hầu hết nhân viên bị đồng nghiệp cùng làm việc hàng ngày thuyết phục dùng công nghệ mới chứ không phải cấp trên”, anh Duy cho hay.

Quản lý thiết bị công nghệ cá nhân vận hành an toàn tại nơi làm việc

Sau khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ, Đặng Phạm Thiên Duy mong muốn tiếp tục nghiên cứu về đổi mới kỹ thuật số và quản lý an toàn thông tin. Duy hiện đang được hai tập đoàn lớn tại Việt Nam cố vấn đồng thời hợp tác với họ để thương mại hoá nghiên cứu của mình, trong đó có việc sử dụng kỹ thuật phân tích để giúp các doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành công lớn hơn nhờ tận dụng sức mạnh của dữ liệu.

Tuy mới 28 tuổi, Duy hiện là nghiên cứu sinh cho học vị Tiến sĩ và đồng tác giả của 28 bài báo khoa học và bài trình bày tại hội nghị khoa học quốc tế, trong đó có 20 ấn phẩm anh đóng vai trò chủ nhiệm đề tài.

Năm 2016, Duy đã nhận được giải thưởng Tác động trong nghiên cứu (thuộc hạng mục kinh doanh) của Đại học RMIT toàn cầu nhờ tích cực kết nối với doanh nghiệp, sau đó là giải Nghiên cứu tốt nhất (vị trí thứ hai) của Hiệp hội Máy tính Úc (ACS) với vai trò đồng tác giả nghiên cứu tại Hội nghị uy tín của khu vực châu Đại Dương về Hệ thống thông tin năm 2017.

Được biết, nghiên cứu về người dùng CNTT đã được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Information Systems Frontiers - tạp chí khoa học hạng A theo khung đánh giá các nghiên cứu xuất sắc tại Úc (ERA) của Hội đồng Nghiên cứu Úc.