- Ý kiến của TS Hà Quang Ngọc, Phó chánh văn phòng Bộ Nội Vụ liên quan đến cải cách tiền lương cán bộ, công chức.
Tiến sĩ Hà Quang Ngọc đưa ra đánh giá việc thực hiện mục tiêu cải cách tiền lương công chức trong dự thảo Chương trình tổng thể cải cách hành chính 2001-2010. Trong đó, liên quan đến việc thực hiện cải cách tiền lương, có đề xuất mục tiêu lớn.
Đó là cải cách tiền lương phải đảm bảo cho cán bộ, công chức và gia đình họ đủ sống ở mức trung bình khá của xã hội. Và tiền lương phải là thước đo chính xác kết quả lao động và mức độ cống hiến của cán bộ, công chức.
Về mục tiêu này, ông Ngọc đặt câu hỏi: Tiền lương cán bộ công chức phải đảm bảo cho cán bộ, công chức và gia đình của họ sống ở mức trung bình khá của xã hội được hiểu là thế nào?
Theo ông, nếu so với doanh nghiệp, hiện nay mức trả trong doanh nghiệp có hai loại, loại theo công việc và loại theo vị trí công việc. Loại theo công việc khó xác định. Loại theo vị trí công việc có thể dựa vào để xây dựng lương cho cán bộ, công chức.
Về cách tính này, Singapore là một kinh nghiệm tốt để tham khảo, theo đó, khi xây dựng lương công chức, họ thường dựa vào mức lương trung bình của nhóm các doanh nghiệp có mức lương cao nhất trong khoảng thời gian nhất định để xác định cho các đối tượng công chức có cùng trình độ và công việc tương đương.
Theo ông, xem tiền lương phải là thước đo chính xác kết quả lao động và mức độ cống hiến của cán bộ, công chức cũng cần phải cân nhắc.
Trước hết, cần có sự phân biệt giữa thu nhập và tiền lương. Ngoài lương, để đảm bảo cho cán bộ công chức có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, còn phải xây dựng chế độ khen thưởng sao cho cán bộ, công chức, bằng cống hiến của mình, có thể có thu nhập chính đáng ngày một cao.
Ông Ngọc cũng nhấn mạnh, dù cải cách tiền lương có mạnh đến đâu thì tiền lương cán bộ, công chức cũng khó theo kịp với mức lương và thu nhập của những người có cùng trình độ làm việc trong các doanh nghiệp.
Đề cập đến nỗ lực cải cách tiền lương nói chung, ông Ngọc cho hay:"Nguồn lực chúng ta có hạn, đó là sự thực, nhưng chưa phải đến mức không có, phải đi vay bên ngoài để trả lương. Nếu biết cân nhắc, bố trí thì vấn đề cải cách, nâng mức lương cán bộ, công chức một cách đàng hoàng, công khai vẫn hoàn toàn có thể giải quyết được trong thời gian vừa qua để không phải diễn ra tình trạng lương thấp mà cuộc sống công chức vẫn đàng hoàng".
Ông cũng lưu ý hiện nay biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước nói chung ở nhiều khu vực và do nhiều nguyên nhân khác nhau đang tăng lên rất nhanh. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì khó có thể tính đến chuyện cải thiện lương cho công chức mà không gây nên những vấn đề xã hội.
Đặc biệt, việc kiểm soát thu nhập cán bộ, công chức là rất cần thiết. Tuy nhiên, để làm việc này, không chỉ cần có sự kiên quyết của các cấp quản lý mà còn phải được mở rộng ra những đối tượng có nhiều thu nhập trong xã hội để ngăn chặn tận gốc các hiện tượng hối lộ, tham nhũng trong cán bộ, công chức.
Trích từ cuốn Cải cách tiền lương công chức: Khâu đột phá của cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020
Kết quả thăm dò ý kiến tuần trước về lương công chức:
Tiến sĩ Hà Quang Ngọc đưa ra đánh giá việc thực hiện mục tiêu cải cách tiền lương công chức trong dự thảo Chương trình tổng thể cải cách hành chính 2001-2010. Trong đó, liên quan đến việc thực hiện cải cách tiền lương, có đề xuất mục tiêu lớn.
Đó là cải cách tiền lương phải đảm bảo cho cán bộ, công chức và gia đình họ đủ sống ở mức trung bình khá của xã hội. Và tiền lương phải là thước đo chính xác kết quả lao động và mức độ cống hiến của cán bộ, công chức.
Ảnh minh họa: Bình Minh |
Theo ông, nếu so với doanh nghiệp, hiện nay mức trả trong doanh nghiệp có hai loại, loại theo công việc và loại theo vị trí công việc. Loại theo công việc khó xác định. Loại theo vị trí công việc có thể dựa vào để xây dựng lương cho cán bộ, công chức.
Về cách tính này, Singapore là một kinh nghiệm tốt để tham khảo, theo đó, khi xây dựng lương công chức, họ thường dựa vào mức lương trung bình của nhóm các doanh nghiệp có mức lương cao nhất trong khoảng thời gian nhất định để xác định cho các đối tượng công chức có cùng trình độ và công việc tương đương.
Theo ông, xem tiền lương phải là thước đo chính xác kết quả lao động và mức độ cống hiến của cán bộ, công chức cũng cần phải cân nhắc.
Trước hết, cần có sự phân biệt giữa thu nhập và tiền lương. Ngoài lương, để đảm bảo cho cán bộ công chức có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, còn phải xây dựng chế độ khen thưởng sao cho cán bộ, công chức, bằng cống hiến của mình, có thể có thu nhập chính đáng ngày một cao.
Ông Ngọc cũng nhấn mạnh, dù cải cách tiền lương có mạnh đến đâu thì tiền lương cán bộ, công chức cũng khó theo kịp với mức lương và thu nhập của những người có cùng trình độ làm việc trong các doanh nghiệp.
Đề cập đến nỗ lực cải cách tiền lương nói chung, ông Ngọc cho hay:"Nguồn lực chúng ta có hạn, đó là sự thực, nhưng chưa phải đến mức không có, phải đi vay bên ngoài để trả lương. Nếu biết cân nhắc, bố trí thì vấn đề cải cách, nâng mức lương cán bộ, công chức một cách đàng hoàng, công khai vẫn hoàn toàn có thể giải quyết được trong thời gian vừa qua để không phải diễn ra tình trạng lương thấp mà cuộc sống công chức vẫn đàng hoàng".
Ông cũng lưu ý hiện nay biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước nói chung ở nhiều khu vực và do nhiều nguyên nhân khác nhau đang tăng lên rất nhanh. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì khó có thể tính đến chuyện cải thiện lương cho công chức mà không gây nên những vấn đề xã hội.
Đặc biệt, việc kiểm soát thu nhập cán bộ, công chức là rất cần thiết. Tuy nhiên, để làm việc này, không chỉ cần có sự kiên quyết của các cấp quản lý mà còn phải được mở rộng ra những đối tượng có nhiều thu nhập trong xã hội để ngăn chặn tận gốc các hiện tượng hối lộ, tham nhũng trong cán bộ, công chức.
Trích từ cuốn Cải cách tiền lương công chức: Khâu đột phá của cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020
Kết quả thăm dò ý kiến tuần trước về lương công chức: