Công trình nằm giữa con phố đông đúc, sầm uất bậc nhất phố cổ Hàng Bè, tuy nhiên điểm hạn chế là diện tích hẹp, không gian xung quanh khá bí bách.
Nằm giữa trung tâm của Phố cổ Hà Nội, công trình nhà ở tại 42 phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xuống cấp theo thời gian. Chính vì vậy, chủ nhân của căn nhà này đã quyết định cải tạo, sửa chữa lại toàn bộ, biến một khối bê-tông không có điểm nhấn, trở lại hòa hợp với không gian xung quanh. Điểm đặc biệt nhất của công trình này nằm ở vật liệu tái chế.
|
Công trình trước khi cải tạo được cho thuê để làm nhà hàng |
Theo đơn vị thiết kế, công trình nằm tại con phố cổ sầm uất bậc nhất của Hà Nội, mỗi mét vuông đất tại đây đều đáng giá bạc tỷ. Tuy nhiên, do diện tích hạn chế, lại nằm trong không gian chật chội, nhỏ hẹp nên việc cải tạo lại công trình gặp nhiều khó khăn.
|
Công trình 42 Hàng Bè sau cải tạo. |
|
Công trình nằm giữa phố cổ Hà Nội, nổi bật bởi xét kiến trúc hoài cổ độc đáo |
“Trên phố Hàng Bè, hầu hết nhà cửa tại đây đều được xây dựng kiến trúc Pháp cổ. Bởi vậy, khi thiết kế công trình này, chúng tôi phải đảm bảo về yếu tố văn hóa, đồng thời góp phần bảo tồn cảnh quan nơi đây”, đại diện công ty thiết kế cho biết.
|
Nội thất bên trong đều sử dụng vật liệu tái chế. |
Trong đó, đơn vị thiết kế tạo ra các mảng tường làm từ gạch thô, không được trát phẳng.
Đặc biệt, các khung cửa, khung nhà được dựng từ những tấm gỗ từng được sử dụng làm thanh tà-vẹt đường ray tàu hỏa.
“Sau một quá trình dài sử dụng làm đường ray tàu hỏa, các tấm gỗ cũ được thay thế bằng gỗ mới. Những tấm gỗ mới này tuy còn bền, song tính ứng dụng không cao. Chính vì vậy, thay vì vứt đi, chúng tôi mua những tấm gỗ này mang về cải tạo lại nhà, vừa tăng tính thẩm mỹ, lại còn tận dụng được nguồn vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường”, đại diện công ty thiết kế nói.
Với việc đưa nguồn vật liệu cũ, có sẵn đã giúp cho không gian 42 Hàng Bài trở nên gần gũi, rất “văn hóa”, vừa hiện đại mang được tô điểm bởi sự truyền thống.
Đi vào chi tiết công trình, mặt tiền được làm vật liệu chính là gỗ tái chế với tone màu nâu trầm, tạo nên sự gần gũi cho mọi vị khách khi vừa bước chân vào trong.
Sau cải tạo, công trình này trở thành một khách sạn cỡ nhỏ, hệ thống phòng ốc tại đây được thiết kế dạng cabin, giống như các “tổ kén”, vừa đủ để đặt 1 giường ngủ.
|
Hệ thống khung cửa được làm từ các tấm gỗ đường ray tàu hỏa cũ. |
|
Công trình sau khi cải tạo được chủ nhân sử dụng làm khách sạn cỡ nhỏ |
|
Sảnh và hệ thống cầu thang bộ. |
|
Các mảng tường làm từ gạch thô, không được trát phẳng tạo ra điểm nhấn khá độc đáo |
|
Tận dụng nguồn vật liệu bỏ đi để cải tạo lại ngôi nhà “lạc quẻ” trong trung tâm Phố cổ |
|
Phòng ngủ tổ kén bên trong căn nhà |
|
Công trình mang nét hoài cổ của phố phường Hà Nội xưa |
(Theo Dân trí)