1. Núi nào cao nhất Hà Nội?

  • Ba Vì
  • Hàm Lợn
  • Tiên Lữ
  • Núi Trầm
Chính xác

Dãy núi Ba Vì thuộc địa phận huyện Ba Vì, huyện Thạch Thất của Hà Nội và một phần nằm trên địa phận tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm Thủ đô khoảng 60km. Đây là dãy núi nhỏ cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ sau khi vượt qua sông Đà và dừng lại trước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Núi Ba Vì có phạm vi chỉ khoảng 5000ha nhưng có độ dốc cao.

2. Ba đỉnh chính của núi này là gì?

  • Đỉnh Ngọc Lĩnh, đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa
  • Đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa, đỉnh Trăm Voi
  • Đỉnh Trăm Voi, đỉnh Ngọc Hoa, đỉnh Vua
  • Đỉnh Vua, đỉnh Ngọc Hoa, đỉnh Tản Viên
Chính xác

Núi Ba Vì có ba đỉnh chính là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.281m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m. Nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là đỉnh Tản Viên, còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn. Ngoài ba đỉnh trên, trong dãy Ba Vì còn có các đỉnh khác như Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi...

3. Trên đỉnh núi cao nhất có đền thờ ai?

  • Sơn Tinh
  • Bác Hồ
  • Vua Quang Trung
  • Các vua Hùng
Chính xác

Đỉnh Vua là đỉnh cao nhất của dãy Ba Vì, trên đỉnh có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Trang thông tin Vườn quốc gia Ba Vì, sinh thời Bác Hồ muốn tro cốt của mình sau này khi qua đời sẽ được đặt ở ba địa điểm, trong đó có một nơi tại núi Ba Vì. Vì thế, ý tưởng xây một đền thờ Bác ở đây theo di nguyện của Người được nêu ra và ngay lập tức đã được hưởng ứng. Công trình tưởng niệm Bác được khởi công ngày 1/3/1999 và hoàn thành cuối tháng 8/1999.

4. Trước khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, ngọn núi nào được xem là nóc nhà Thủ đô?

  • Hàm Lợn
  • Núi Sóc
  • Hương Sơn
  • Núi Trầm
Chính xác

Đỉnh núi Hàm Lợn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 35km, từng là điểm cao nhất của Hà Nội. Núi Hàm Lợn trải dài khoảng 7,2km theo hướng Bắc - Nam. Trên đỉnh núi có cột mốc ghi cao độ với hàng chữ “Núi Cột Cờ Hà Nội - Nóc nhà Thủ đô”.

5. Ngọn núi này cao bao nhiêu?

  • 262m
  • 462m
  • 662m
  • 1.062m
Chính xác

Đỉnh núi Hàm Lợn cao khoảng 462m, là điểm cao nhất của huyện Sóc Sơn và từng là điểm cao nhất của thành phố Hà Nội cũ trước khi sáp nhập tỉnh Hà Tây. Nhìn từ vệ tinh, các sống núi chính tẽ ra theo bốn hướng như hình vết chân chim nên núi còn có tên là núi Chân Chim.