Năm 2008, tỉnh TT-Huế đồng ý cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đầu tư, đóng mới ngự thuyền Long Quang với số vốn ban đầu hơn 4,5 tỷ đồng.

{keywords}
Thuyền cung đình Long Quang đậu trước bến Nghinh Lương Đình

Thuyền cung đình Long Quang được thiết kế phục hồi dựa trên nguyên bản ngự thuyền Tế Thông thời nhà Nguyễn, dài 27m, rộng 7,8m với phần nổi trên nước cao 4,2m.

{keywords}
Thuyền được đóng mới với tổng kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng

Thuyền gồm một tầng, phần mái có lan can với sức chở 88 người. Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh TT-Huế, sau khi hạ thủy, thuyền được sử dụng để phục vụ các hoạt động văn hóa, và các hoạt động của Festival Huế trên sông Hương.

Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Văn Triều – GĐ Trung tâm thương mại và dịch vụ (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) cho biết, đến năm 2012, sau 3 kỳ phục vụ Festival, ngự thuyền Long Quang được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế giao cho đơn vị khai thác, phục vụ du khách tham quan.

{keywords}
Thuyền được phục dựng

Tuy nhiên, chiếc ngự thuyền được đầu tư hàng tỷ đồng này hoạt động không hiệu quả, liên tiếp phải bù lỗ. Các hạng mục trên thuyền bị xuống cấp theo thời gian.

Cụ thể, chỉ sau 4 năm đưa vào sử dụng, phần gỗ dưới đáy thuyền bị mối mọt ăn hư hỏng; nhiều hạng mục trên thân thuyền bị bong tróc gỗ, xuống cấp khiến chủ đầu tư phải bỏ kinh phí hàng trăm triệu đồng để sửa chữa.

{keywords}
Đáy thuyền bằng gỗ bị mối mọt sau 4 năm đưa vào khai thác khiến chủ đầu tư phải bỏ 400 triệu để sửa chữa

"Thuyền đưa vào khai thác không hiệu quả, gặp nhiều khó khăn vì thời điểm phục dựng theo nguyên mẫu ngự thuyền thời Nguyễn, các cơ quan chức năng chưa có kinh nghiệm, chưa đánh giá hết những khó khăn và thuận lợi khi khai thác giá trị của thuyền trên sông Hương.

Đặc biệt, thuyền không vận hành, mỗi năm chủ đầu tư phải đóng chi phí bảo hiểm, đăng kiểm và thuê người trông coi lên tới 300 triệu đồng. Chủ đầu tư phải bù lỗ", ông Triều cho biết.

Bán không ai mua

Sau khi bàn giao cho Trung tâm thương mai và dịch vụ Cố đô, ngự thuyền Long Quang được trung tâm lần lượt cho 3 đơn vị gồm Công ty TNHH Lê Quý Dương, Công ty Huế của Ta và Công ty Đông Á thuê, vận hành chở khách du lịch.

{keywords}
Theo thời gian, các lớp sơn và hệ thống gỗ, điện trên ngự thuyền bị xuống cấp nghiêm trọng

Các đơn vị này tiếp tục bỏ kinh phí hàng trăm triệu đồng để nâng cấp, cải tạo. Sau khi hợp đồng với Công ty Đông Á kết thúc, ngự thuyền Long Quang được đưa về neo đậu tại bến Nghinh Lương Đình (trên sông Hương).

{keywords}
Nhiều bộ phận điện, máy móc bị rỉ sét, ô xy hóa

Việc đầu tư, khai thác không hiệu quả và phải liên tiếp bù lỗ để quản lý, vận hành, đầu năm 2022, được sự đồng ý của UBND tỉnh TT-Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Chuỗi Giá Trị (TP Huế) tiến hành đấu giá thanh lý ngự thuyền Long Quang với đánh giá hiện trạng tổng thể thuyền xuống cấp.

Sau khi khấu hao tài sản, ngự thuyền Long Quang được thông báo bán thanh lý với mức giá hơn 1,9 tỷ đồng.

{keywords}
Hoạt động không hiệu quả, thuyền Long Quang 2 lần được đưa ra đấu giá để bù lỗ nhưng không ai mua

Điều đáng nói, mặc dù được đầu tư hàng tỷ đồng, đưa vào khai thác sử dụng mới hơn 10 năm và được rao bán với giá 'phế liệu', tuy nhiên, trải qua 2 lần thông báo, không có ai nộp hồ sơ tham gia đấu giá.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, việc không có ai quan tâm, nộp hồ sơ tham gia đấu giá vì họ cho rằng, mức giá thanh lý ngự thuyền Long Quang đưa ra quá cao.

'Vì thế, chúng tôi sẽ xin ý kiến của UBND tỉnh, tiếp tục đấu giá với phương án hạ thấp giá trị tài sản', lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết.

Quang Thành

Lan can cầu đi bộ lát gỗ lim ven sông Hương chuyển màu khó tin

Lan can cầu đi bộ lát gỗ lim ven sông Hương chuyển màu khó tin

Sau 8 tháng sử dụng, cầu đi bộ siêu sang ven sông Hương xuất hiện tình trạng hàng nghìn thanh lan can đồng xỉn màu.