Chị Tạ Thị Thu Trang, người con bị trao nhầm trong câu chuyện trao nhầm con 42 năm ở Hà Nội vừa có chia sẻ, lời khuyên cho hai gia đình bị bệnh viện trao nhầm con ở Ba Vì.

{keywords}
Chị Tạ Thị Thu Trang, người bị trao nhầm cho bà Nguyễn Mai Hạnh (65 tuổi, ở phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) cách đây 42 năm ở nhà hộ sinh quận Ba Đình.

Mới đây, câu chuyện Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con cho 2 gia đình mới được công bố khiến dư luận xôn xao.

Cho đến thời điểm này, gia đình anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, trú thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) và gia đình chị Vũ Thị Hương (quê xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, đang sống và làm việc trong nội thành Hà Nội) vẫn chưa nhận được con đẻ của mình.

Trao đổi với phóng viên, chị Tạ Thị Thu Trang, một nhân vật chính trong câu chuyện "Trao nhầm con 42 năm ở Hà Nội" từng gây xôn xao cho hay, chị có theo dõi câu chuyện bệnh viện trao nhầm con cho 2 gia đình ở Ba Vì. Được biết, đến giờ gia đình anh Sơn cũng đang rất mong được đón con về gia đình chăm sóc.

“Tuy nhiên, tôi cho rằng mọi việc cần phải có thời gian để cho hai bên gia đình suy nghĩ, nhất là đối với chị Hương, chị cần có thêm thời gian để bình tâm và suy xét. Mà phải là người trong cuộc mới hiểu rõ sự đau đớn mà các bà mẹ, ông bố, hay người con đang phải trải qua. Chị Hương nuôi đứa trẻ suốt 6 năm qua, vì tình mẫu tử, tình thương dành cho cháu nên chị Hương chưa đành lòng trao bé ngay cũng là đúng và có lý do của chị”, chị Trang chia sẻ.

Theo chị Trang, việc tìm ra con đẻ chắc chắn sẽ làm xáo trộn cuộc sống của hai bên gia đình. Vì vậy, chị Trang cho rằng, hai gia đình cần có thời gian nói chuyện, thông cảm cho nhau và để hai con dần dần tiếp xúc, đón nhận tình cảm của bố mẹ đẻ.

{keywords}
6 năm qua, cháu M. luôn trong vòng tay yêu thương của chị Hương

Chị Trang cho biết, cũng giống như hoàn cảnh của chị trước đây, năm 2016, khi biết tin bố mẹ nuôi mình suốt 42 năm không phải là mẹ đẻ của mình chị đã rất sốc, cảm giác hụt hẫng nhiều. Nhưng sau đó, chính mẹ nuôi nói kết quả thử ADN nên chị Trang đã tin.

“Tuy nhiên, sau đó phải mất một thời gian tôi mới quen với mọi việc, sự thay đổi trong gia đình. Một người có công sinh thành, một người có công nuôi dưỡng, giáo dục. Vì vậy, công lao của bố mẹ hai bên là rất lớn và đến hiện nay tôi luôn trân trọng và quý mến bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi”, chị Trang chia sẻ.

Chị Trang kể thêm, hiện nay gia đình chị sống ở khu Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Còn bố mẹ đẻ của chị đang sinh sống tại TP. Đà Nẵng. Thỉnh thoảng bố mẹ đẻ vẫn ra Hà Nội chơi thăm gia đình chị Trang. Các ngày giỗ, lễ Tết, gia đình chị cũng đều dành thời gian vào Đà Nẵng thăm bố mẹ, người thân.

“Thời điểm biết tin bố mẹ đẻ ở Đà Nẵng, tôi cùng gia đình đã vào đó ở 1 tuần. Mọi người xúc động ôm lấy nhau khóc, rồi chia sẻ cho nhau nhiều chuyện. Bố mẹ rất hạnh phúc, quý trọng khi tìm thấy tôi”, chị Trang kể lại.

Còn về phía gia đình bố mẹ nuôi (bà Nguyễn Thị Mai Hạnh ở phố Quán Thánh, quận Ba Đình), gia đình chị Trang cũng thường xuyên qua nhà thăm bố mẹ vào dịp cuối tuần. Các ngày giỗ, gia đình chị Trang đều có mặt làm tròn bổn phận làm con.

“Bố mẹ đẻ của tôi sinh được 3 người con, tôi là con cả trong gia đình, sau là hai em gái. Hiện tại, một cô em gái lấy chồng ở quận Cầu Giấy, một cô em lấy chồng ở quận Thanh Xuân. Sau khi tìm được người thân, chúng tôi cũng thỉnh thoảng gặp nhau chuyện trò, hỏi han nhau”, chị Trang kể thêm.

Còn về phía chị H. (tên nhân vật được thay đổi theo yêu cầu gia đình), con đẻ của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh đang làm kinh doanh, hiện vẫn đang sinh sống tại phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chị H. cũng thường xuyên qua thăm hỏi bố mẹ hai bên.

“Hiện tại tôi vẫn đang ở nhà chăm sóc con trai 2 tuổi. Còn chồng làm nghề lái xe, làm giờ hành chính sáng đi tối về nhà chăm sóc gia đình. Cuộc sống của gia đình về cơ bản là ổn và hạnh phúc”, chị Trang chia sẻ. 

Mới đây, Bộ Y tế tiếp nhận đơn của anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, trú thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội). Theo đơn, ngày 1/11/2012, anh đưa vợ vào Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì sinh con, khi nhận con vợ chồng anh thấy tã lót không đúng đã hỏi lại nhưng bệnh viện khẳng định không nhầm con. Càng lớn, cháu bé càng không giống ai trong nhà, do đó gia đình anh Sơn đưa con đi xét nghiệm ADN, kết quả là đứa bé không cùng huyết thống với cả cha và mẹ.

Sau khi kiến nghị với Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, bệnh viện này kiểm tra lại hồ sơ và xác định có khả năng đã trao nhầm con giữa gia đình anh và chị Hương (quê xã Phú Sơn, huyện Ba Vì). Bệnh viện đã gặp gỡ 2 gia đình và cùng đưa 2 cháu trai đi xét nghiệm tại Viện Khoa học hình sự, kết quả cho thấy đúng là 2 bé đã bị trao nhầm cho 2 bên. Tuy nhiên, từ khi xác định việc trao nhầm con đến nay đã hơn 3 tháng, hai gia đình vẫn chưa nhận được con đẻ của mình.

 

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Người cha tiết lộ manh mối tìm ra con

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Người cha tiết lộ manh mối tìm ra con

Một người bạn gửi cho tấm hình đứa bé giống tôi nên tôi cũng nghi ngờ. Sau đó, vợ chồng tôi đến tận nhà cháu bé xin mẫu đi xét nghiệm AND thì có kết quả giống tôi.

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: 'Tôi dạy con đọc tên bố mẹ đẻ mỗi tối'

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: 'Tôi dạy con đọc tên bố mẹ đẻ mỗi tối'

Từ khi biết con trai mình nuôi nấng bấy lâu là con người khác, chị Hương đã dạy con đánh vần, tập đọc tên bố mẹ đẻ mỗi tối.

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Người mẹ chưa trả con sút gần 10kg

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Người mẹ chưa trả con sút gần 10kg

Việc chưa giao trả cháu M. về nhà anh Sơn khiến tôi bị mắng chửi rất thậm tệ nhưng tôi không làm gì sai, chị Hương nói.

Ly kỳ trao nhầm con, tréo ngoe những phận người

Ly kỳ trao nhầm con, tréo ngoe những phận người

Không ít gia đình bị trao nhầm con, người may mắn được đổi lại, nhưng không ít trường hợp bị thất lạc con mà không thể tìm thấy.

Nhầm con 42 năm: Đã tìm ra manh mối rõ ràng

Nhầm con 42 năm: Đã tìm ra manh mối rõ ràng

Gia đình bà Hạnh, người bị nhầm con 42 năm, đã có tin vui từ công an.

(Theo Dân Việt)