- Phó đoàn ĐBQH Hòa Bình Nguyễn Tiến Sinh kiến nghị tổ chức hội nghị xin ý kiến của người dân về kế hoạch, quy hoạch đất trước khi phê duyệt.

ĐB Sinh dẫn quy định trong dự thảo luật Đất đai sửa đổi mà QH thảo luận sáng nay (6/11): Lấy ý kiến của nhân  dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp bằng các hình thức như công khai thông tin trên trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp, lấy ý kiến trực tiếp và qua trang web. Dự thảo cũng quy định ý kiến của người dân được tổng hợp, tiếp thu, giải trình.

{keywords}
ĐB Nguyễn Tiến Sinh: Ý kiến của người dân ít khi được quan tâm

Theo ông, với quy định như trên, "rõ ràng vai trò tham gia của người dân, người chịu tác động của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn quá mờ nhạt, ý kiến của người dân tham gia ít khi được quan tâm xem xét một cách thấu đáo".

"Trong điều kiện hiện nay không phải người dân nào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận và tham gia ý kiến vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được đăng tải trên mạng thông tin điện tử", ông Sinh nói."Tôi đề nghị bổ sung quy định việc tổ chức hội nghị xin ý kiến của người dân và tỷ lệ người dân đồng tình với kế hoạch sử dụng đất là điều kiện bắt buộc trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất".

ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thì băn khoăn về quy định quy định "trường hợp tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ mua một suất tái định cư tối thiểu theo quy định  của UBND cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh hỗ trợ để đủ mua một suất tái định cư tối thiểu".

"Quy định này rất nhân văn song hệ lụy của nó là mỗi tỉnh sẽ có quy định suất tái định cư tối thiểu khác nhau. Nên giao Chính  phủ quy định để hợp lý với từng địa bàn và thống nhất trong tổ chức thực hiện", ông Phong nói. "Không để vấn đề này giống như lương tối thiểu hoặc mức sống tối thiểu, chúng ta nói nhiều nhưng khi làm lại không rõ".

{keywords}
ĐB Bùi Sỹ Lợi: Dự thảo luật vẫn còn nhiều "sạn"

Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi lại chỉ ra một cái "sạn" khác: dự thảo đang quy định về một số cơ quan quản lý đất đai như văn phòng đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, tổ chức phát triển quỹ đất và tổ chức dịch vụ công về đất do UBND cấp tỉnh thành lập.

"Tôi có liên hệ với một số tỉnh thì được biết lâu nay họ có lập văn phòng này nhưng thấy làm không hiệu quả đang từng bước chuyển về cấp cơ sở. Nếu luật quy định thế này sẽ dẫn đến nguy cơ tăng bộ máy, tăng biên chế".

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) dẫn chứng: Trong 3 năm 2010-2012, cả nước tăng thêm 120.000 công chức và 500.000 viên chức, ngoài tăng cần thiết ở khu vực y tế, giáo dục thì phần lớn là ở 3 tổ chức này. Ông Minh cho rằng các đơn vị này lập ra chỉ để hưởng ngân sách chứ không rõ chức năng quản lý.

Luật Đất đai sửa đổi dự kiến được biểu quyết thông qua ngày 29/11.

Chung Hoàng - Ảnh: Minh Thăng