Lịch sử chống ung thư của ông Khương đã trải qua 22 năm. Năm 1996, ông Khương được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối và hiện tại ông vẫn sống tốt.

Đột quỵ tấn công người trẻ: Lời cảnh báo từ những cái chết đầy nuối tiếc

Gia đình lục đục vì cụ ông 80 tuổi vẫn thích 'yêu"

Từ năm 1996 đến năm 2017, khối u phát triển từ thực quản đến họng sau đó di căn đến lưỡi, phẫu thuật ánh sáng được thực hiện hai lần, và xạ trị và hóa trị liệu đã trải qua hàng chục lần. Ai cũng cho rằng ông Khương không thoát được khỏi án "tử", tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra, người đàn ông này sống chung khối u suốt 22 năm.

Sau hơn 70 ngày nằm viện, con gái không nhận ra bố

Người đàn ông may mắn trong câu chuyện này tên là Khương đến từ Châu Sơn, Trung Quốc. Ông có chiều cao 1m77, vóc dáng gày gò nhưng ngược lại tinh thần rất lạc quan. Khi đến bệnh viện, ông đội một chiếc mũ che đi lớp tóc mỏng đã rụng gần hết vì hóa trị. Nếu bác sĩ không giới thiệu, sẽ chẳng ai nghĩ rằng đây là một bệnh nhân đã mang trong người khối u suốt 22 năm.

Kể lại những tháng ngày biết mình bị ung thư, ông Khương cho biết, 22 năm trước đột nhiên thấy mình nấc cụt không ngừng khi đi khám bác sĩ chuẩn đoán ông bị ung thư thực quản giai đoạn cuối. Khi nghe tin, cả gia đình đều rất sốc, khi ấy ông Khương cho rằng mình chỉ sống tối đa được thêm vài năm. Tuy nhiên, nghĩ tới cô con gái 3 tuổi, Ông Khương tự nhủ không thể để bản thân gục ngã.

{keywords}

Ông Khương và con gái, cô bé giúp ông có động lực sống tiếp

Với một mong muốn mạnh mẽ để được sống, vào năm 1996, ông bắt tay vào con đường chống chọi với ung thư. Vào thời điểm đó, cô Lưu vợ ông Khương quyết định xin từ chức, ở nhà chăm sóc chồng.

Lần đầu tiên ông Khương đến Bệnh viện Ung bướu Chiết giang điều trị, ở đây hơn 70 ngày. Sau khi kết thúc điều trị, khi cả hai trở về quê hương của họ ở Đại Sơn, con gái ngượng ngùng trốn sau cánh cửa, có lúc nấp bên cạnh mẹ, không dám nhận cha. Ông Khương bật khóc, sau 70 ngày nằm viện, cơ thể sau khi uống thuốc và hóa trị thay đổi đến mức không ai nhận ra.

Chiến đấu với ung thư bằng cách kiên trì làm việc, thích leo núi và thích tập thể thao

Sau hai năm, vào năm 1998, ông Khương cảm thấy bụng không thoải mái, sau khi kiểm tra bác sĩ cho biết bệnh tình của ông lại tái phát và phải nhập viện để tiến hành xạ trị và hóa trị sớm. Nhưng bất ngờ rằng, sau lần điều trị này, ông Khương đã có một cuộc sống bình thường trong suốt 11 năm.

Chia sẻ về bí quyết sống chung với ung thư, cô Lưu - vợ ông Khương cho biết, chồng mình luôn sống rất lạc quan và vẫn đi làm như bình thường. "Anh ấy đang làm việc tại văn phòng thuế của địa phương. Anh ấy nói rằng anh ấy rất vui khi được đi làm. Thật không tốt khi chỉ ở nhà và nghĩ về bệnh ung thư của mình”.

Khi nghỉ hưu, ông Khương thích leo núi, bất kể trời mưa hay nắng, gia đình khuyên ông nên nghỉ ngơi nhiều, ông còn phản bác: “Không khí trên núi rất tốt, có thể giúp tôi hồi phục sức khỏe”. Cô Lưu kể rằng nếu người khác phải mất nửa giờ để leo lên đỉnh núi, ông Khương chỉ cần 15 phút, dáng vẻ của ông còn linh hoạt hơn những người trẻ tuổi.

{keywords}

Ông Khương có thói quen  leo núi trong nhiều năm

Vào thời điểm khám sức khỏe đơn vị năm 2009, bác sĩ tiếp tục phát hiện ông Khương có triệu chứng sưng hạch bạch huyết trên cổ kèm theo đau họng. Vào tháng 3 năm 2010, ông đến bệnh viện khám kỹ hơn và phát hiện thêm hai khối u trên cổ hình trái lê. Sau đó, ông lại tham gia phẫu thuật, tái khám, xạ trị, hóa trị.

Cuộc sống của ông lại được bình ổn trong 5 năm tiếp theo. Vào tháng 7 năm 2015, ông Khương tiếp tục bị ung thư lưỡi. Do ông bị ung thư giai đoạn cuối, nếu tiến hành phẫu thuật nguy cơ rủi ro rất cao. Ông Khương lựa chọn không phẫu thuật, vì vậy bác sĩ đã cho ông điều trị giảm nhẹ. May mắn thay, khi phác đồ hóa trị được thực hiện, khối u đã được kiểm soát tốt.

Cô Lưu chia sẻ: "Điều khiến chồng tôi hài lòng nhất là anh ấy sẽ thấy con gái mình lớn lên bằng chính đôi mắt của mình. Khi anh Khương bị bệnh, con gái chỉ mới 3 tuổi và vẫn còn không biết gì về thế giới. Năm nay, cô bé đã 25 tuổi và rất hiếu thảo với cha mẹ”.

Tuyên bố của chuyên gia y tế

Về trường hợp của ông Khương, bác sĩ của Bệnh viện ung bướu Chiết Giang nói: “Thật sự không thể ngờ được rằng, ông Khương có thể kiên trì chiến đấu với bệnh tật trong thời gian dài như vậy. Ở đó có không ít những thăng trầm, đau khổ, hơn 20 năm trước, bạn bè cùng bị bệnh với ông Khương, họ cũng chỉ sống thêm được 3, 4 năm, tuy nhiên cho đến hiện tại, đã 22 năm rồi còn ông Khương vẫn sống rất tốt”.

{keywords}

Ông Khương đã chiến đấu với bệnh ung thư 22 năm

Trải qua nhiều năm điều trị tại Bệnh viện Ung bướu, mối quan hệ của ông Khương và các bác sĩ ở đây giống như những người bạn. Vào thời điểm tuyệt vọng nhất, các bác sĩ đã cố gắng động viên tinh thần ông Khương theo hướng tích cực để tiếp thêm sức mạnh chiến đấu với căn bệnh nan y. 

Bên cạnh tinh thần lạc quan, bệnh nhân ung thư cũng nên có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để duy trì sức khỏe. Vợ ông Khương rất tự hào khi kể về chồng: “Trước đây, mỗi ngày anh ấy thường hút 1 bao thuốc lá, mỗi bữa cơm uống nửa lít rượu, một ngày có thể uống hơn 1 lít. Sau khi bị bệnh, chúng tôi nghe lời bác sĩ, những thứ này đều được cai. Tôi cũng khuyến khích và khuyên để giúp anh ấy dưỡng bệnh thật tốt.

Ngoài ra chồng tôi còn là người rất lạc quan, luôn giữ tâm lý vững vàng. Anh ấy thích nghe nhạc cổ điển, thích hát và xem TV. Dù có bệnh nhưng vẫn luôn cố gắng đi làm, sinh hoạt như một người bình thường”.

Hà Vũ (Dịch theo Hznews)

Một trong những bệnh nhân ung thư đầu tiên của VN 48 năm trước giờ ra sao?

Một trong những bệnh nhân ung thư đầu tiên của VN 48 năm trước giờ ra sao?

Thầy giáo Hiệu mắc ung thư khi mới 29 tuổi, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn mẫn tiệp.

Cặp vợ chồng khiến cả y khoa thế giới bất ngờ vì cùng mắc ung thư vú

Cặp vợ chồng khiến cả y khoa thế giới bất ngờ vì cùng mắc ung thư vú

Tỷ lệ nam giới mắc ung thư vú vốn rất hiếm, tuy nhiên có cặp vợ chồng khiến giới y khoa thế giới ngạc nhiên khi cùng mắc căn bệnh này tại cùng một thời điểm.

8 người trong gia đình mắc ung thư, cảnh báo căn bệnh di truyền không thể bỏ qua

8 người trong gia đình mắc ung thư, cảnh báo căn bệnh di truyền không thể bỏ qua

Ung thư đại trực tràng là một trong số ít ung thư có tính di truyền. Nếu bố mẹ, anh chị em mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh của các thành viên khác sẽ tăng lên.