- Ông bà ta xưa vẫn có câu “Tết cả năm không bằng rằm thắng giêng”, vì vậy ngay từ hôm nay, nhiều người dân phố cổ đã sắm sửa hương hoa, lễ trà, mâm cỗ để tỏ lòng thành kính dâng lên tổ tiên, ông bà.

{keywords}

Từ sáng sớm, rất nhiều người Hà Nội đã dậy sớm chuẩn bị mua đồ lễ để cúng rằm tháng Giêng. Đây là rằm đầu tiên của năm mới nên người dân mua sắm nhiều đồ cúng hơn.

 

{keywords}

Tuy nhiên, cũng tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau , thế nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

{keywords}

Một tiệm giò chả trên chợ Thanh Hà luôn đông đúc khách đến mua sắm. Theo chị chủ hàng thì bắt đầu từ 6 giờ sáng là người dân đến mua khá đông đúc.

{keywords}

Cô Liên ở Hàng Đường tranh thủ mua hoa từ sáng sớm

 

{keywords}

Phật thủ cũng là mặt hàng được ưa chuộng và đắt hàng trong buổi sáng hôm nay. Theo đó, giá phật thủ dao động từ 50 - 200 ngàn đồng/quả.

{keywords}

Ngoài vàng hương, tiền âm phủ thì chuối được nhiều người lựa chọn mua. Theo chị bán hàng này, giá chuối được tính theo từng nải. Giá cao nhất lên đến 50 nghìn/nải.

 

{keywords}

Giá hoa cúc dao động từ 2,5 - 3 nghìn đồng/bông

{keywords}

Cau là mặt hàng khá đắt đỏ trong ngày rằm với giá 20 nghìn đồng/quả

{keywords}

Một hàng xôi trên phố Nguyễn Hữu Huân. Cô Hà, chủ cửa hàng này cho biết sáng sớm có rất nhiều người đến đặt mua xôi. Tết nguyên tiêu người dân thường cúng xôi gấc, xôi chè… Giá từ 20 - 80 nghìn đồng/đĩa.

{keywords}

Những đĩa xôi chẻ chỉ xuất hiện trong ngày rằm

{keywords}

Ngoài bán xôi, một cửa hàng cũng bán chè phục vụ người dân mua về cúng rằm

{keywords}

Trao đổi với chúng tôi, cô Thanh (Hàng Đường) chia sẻ: "Rằm tháng Giêng với mỗi người dân đều thấy bồi hồi lạ, bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới”.

{keywords}

Hầu hết người dân đều tranh thủ ra chợ mua hoa tươi và trái cây để thắp hương mong muốn những ngày sắp tới sẽ gặp bình an, may mắn.

{keywords}

Rằm tháng Giêng còn có nhiều tên khác như Tết nguyên tiêu, Tết thượng nguyên. Theo quan niệm từ xưa, đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm

{keywords}

Trước đây, rằm tháng Giêng còn được gọi là tết muộn. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì ngày Tết nguyên đán. Sau rằm tháng Giêng mới là thời điểm chính thức bước vào mùa lao động mới, kết thúc quãng thời gian ăn chơi đầu xuân.

Hạnh Thúy