Người phụ nữ suốt gần nửa thế kỷ hành nghề bắt rắn

Tại Hong Kong (Trung Quốc), khi nhắc tới rắn, người ta sẽ nghĩ ngay tới Chau Ka-ling - người phụ nữ suốt gần nửa thế kỷ bắt rắn và nay được gọi với danh xưng "nữ hoàng rắn".

{keywords}
Bà Chau bắt rắn hổ mang bằng đôi tay trần

Bà Chau giơ hai cánh tay chi chít những vết sẹo và cho biết đây đều là vết cắn của loài rắn không độc. Đây cũng là dấu tích sau mỗi "tai nạn" khi bắt rắn của bà.

Ngoài khả năng bắt rắn điêu luyện, bà Chau còn nổi tiếng với món súp có nguyên liệu chính từ loài bò sát này. Món ngon được nhiều người truyền tai nhau tới mức bà Chau đã mở nhà hàng riêng chuyên bán súp rắn với tên gọi Shia Wong Hip.

{keywords}
Món súp rắn của cửa tiệm được nhiều khách ưa thích

"Khi chế biến, tôi thường cắt mỗi miếng thịt rắn dày và lớn hơn để thực khách thưởng thức. Hồi đầu mới hành nghề, người ta gọi tôi là cô gái bắt rắn. Nhưng giờ khi đã có tuổi, mọi người lại đặt là 'nữ hoàng rắn'. Với tôi cái tên nào cũng được", bà Chau vui vẻ cho biết.

Theo giới thiệu, kể từ tháng 4/1971, bà bắt đầu học làm nghề từ quán ăn của bố.

"Thời điểm đó, người ta lao đầu đi học, còn tôi không hứng thú với học hành lắm. Trong khi đó, bố tôi không tìm được người phụ việc giúp mình. Thấy vậy, tôi tới quán và ngỏ ý muốn hỗ trợ mọi việc.

Mẹ lại nghi ngờ tôi không thể trụ lại với công việc này quá 3 tháng vì quá vất vả. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ mọi người đừng đánh giá thấp mình như vậy và tin rằng sẽ làm tốt. Thế rồi, tôi trụ lại với việc tới giờ", bà Chau nhớ lại.

Thực khách khi tới quán bà Chau sẽ có những cảm nhận riêng về món ăn, nhưng đều thấy hợp khẩu vị. Không chỉ là món ngon, súp rắn còn được đánh giá là phương thuốc chữa bệnh giúp trẻ khỏe, đặc biệt với người mắc các chứng xương khớp.

Bà Chau cho biết, trước kia thường nhốt rắn ở ngay cửa tiệm. Khi có khách yêu cầu họ mới mang ra làm thịt. Nhưng giờ bà không còn làm theo cách cũ nữa.

{keywords}
Hiện tại bà coi mỗi con rắn của mình như thú cưng

"Với mỗi con rắn sống, tôi giữ chúng như thú cưng và đặt trong từng hộc tủ riêng, có ghi rõ tên của từng loài rắn độc và không độc để dễ phân biệt", bà Chau nói.

Bản thân người phụ nữ này nhận thấy nghề bắn rắn đã thoái trào ở thời điểm hiện tại và chẳng còn mấy ai hào hứng với công việc này nữa. Dù có con cháu nhưng bà không muốn truyền nghề bởi bà nhận thấy số lượng rắn ở Hong Kong đang giảm sút nhanh chóng vì chúng bị mất môi trường sống.

(Theo Goldthread / Dân Trí)