Trong giới chơi trà tại Việt Nam, nhà sưu tập Trần Mai Phương là một trong những tên tuổi quen thuộc, rất nhiều người biết đến. Cô là một trong những người đầu tiên mang ấm tử sa, một trong những quốc bảo của Trung Hoa về Việt Nam và phổ biến một cách rộng rãi đến với người yêu trà trong nước.

Tình yêu của Mai Phương với ấm tử sa rất tình cờ và bắt nguồn từ khi cô còn là sinh viên đại học. Trong một lần đi chơi cùng bạn tại cửa khẩu Móng Cái, Mai Phương đã không bị choáng ngợp bởi những gian hàng thời trang sặc sỡ bắt mắt, mà lại mê đắm vào những chiếc ấm đất tử sa tại một gian hàng thưởng trà.

Suốt quãng thời gian học tập và làm việc tại Trung Quốc, cô dành nhiều thời gian nghiên cứu khắp các xưởng gốm tại đất nước này. Đây được coi là thú chơi tao nhã có bề giày lịch sử hàng nghìn năm và được các vương công quý tộc lựa chọn như một cách để hưởng thụ, đối đãi và tri giao.

nhà sưu tập mai phương.jpg
Nhà sưu tập Trần Mai Phương, người đã lên ý tưởng "thổi hồn Việt" vào những chiếc ấm tử sa quý giá. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, Mai Phương còn từng dành thời gian đến Nghi Hưng (Giang Tô, Trung Quốc), đây được coi là nơi sản sinh ra những chiếc ấm tử sa.

Cảm mến sự kiên trì và tinh thần ham học học, Mai Phương được các đại sư nổi tiếng như Vương Khang - nghệ nhân cấp quốc gia của Trung Quốc về ấm tử sa, là người được chỉ định chế tác ấm để tặng cho Cựu thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama khi ông tới thăm Trung Quốc vào năm 2017 hay Tôn Lập Cường... yêu quý và truyền đạt rất nhiều kiến thức mà không phải tài liệu nào cũng có được. 

Sau quá trình học hỏi từ các đại sư nổi tiếng, Mai Phương quyết tâm, lên ý tưởng “thổi hồn Việt” vào những chiếc ấm tử sa trứ danh Trung Hoa. Những nét thư pháp phong cảnh của Việt Nam như cây tre, bông sen, làng quê yên ả, đình làng bóng mát, cho đến những bài thơ nôm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vua Minh Mạng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, đã tạo nên nét đặc biệt riêng cho bộ sưu tập ấm tử sa của cô.

bst 10.jpg
Tác phẩm Liên Hoa Hoàng Sơn do đại sư Tôn Lập Cường chế tác

Đất tử sa là loại đất quý và ngày càng khan hiếm. Với người thưởng trà Việt Nam, việc sở hữu những chiếc ấm tử sa này còn thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước bằng những nét thư pháp, điêu khắc thuần Việt trên chiếc ấm sẽ khiến vật dụng ấy trở thành vô giá…

Chính bởi ý nghĩa sâu sắc ấy, cho nên mỗi sản phẩm ấm tử sa của nhà sưu tập Mai Phương luôn ẩn chứa những câu chuyện và sứ mệnh riêng.

Mai Phương chia sẻ: "Để tạo ra được một tác phẩm tử sa đẹp việc đầu tiên phải là chất đất, thứ hai là đường nét, thứ ba là thi họa và cuối cùng chắc chắn là người tạo ra tác phẩm đó. Điểm ấn tượng của văn hoá ấm tử sa là sự kết hợp đến đỉnh cao của thư pháp và thi pháp được khắc hoạ trên các tác phẩm, làm cho các tác phẩm tăng thêm sự tôn quý và thanh cao".

Dù luôn bận rộn với công việc, Mai Phương vẫn không quên dành cho bản thân một góc nhỏ để thưởng trà hằng ngày. Không chỉ nuôi dưỡng đam mê của bản thân, cô luôn sẵn sàng chia sẻ tình yêu của mình với trà, ấm tử sa đến với mọi người.

Hiện nay, nhà sưu tập Mai Phương này đang sở hữu hàng nghìn tác phẩm ấm tử sa, đặc biệt có những tác phẩm được giới sưu tập săn đón và trả giá lên đến hàng tỷ đồng.

Một số tác phẩm ấm tử sa nổi bật trong bộ sưu tập:

bst 4.jpg
Cặp ấm Tiếu Anh - Đức Trung Do Vương Khang chế tác, thư pháp do Đại sư Trần Bội Thu chấp bút.
bst 6.jpg
Tứ phương Cửu đỉnh do đại sư Vương Khang chế tác.
bst 8.jpg
Tác phẩm Phước Thọ do Sử Quốc Đường chế tác.
bst-3.jpg
Tác phẩm Trúc Thú do Đại sư Tôn Lập Cường chế tác.

Lan Anh