- Hai con mắc bệnh bẩm sinh, còn chồng thì là lính biên phòng tận Cao Bằng. 10 năm qua, tháng nào chị cũng phải tất tả đưa cáccon từ Thái Bình lên Hà Nội “thăm” bệnh viện 1, 2 lần.
2 lần sinh con
Một buổi chiều cuối năm, cảgia đình họ lại tất tả từ Thái Bình lên Hà Nội đưa 2 con vào Viện huyết học –truyền máu Trung ương để lọc máu.
Chị bảo: “Anh vừa từ CaoBằng về, mình thì sáng nay dạy xong 3 tiết rồi cả nhà vội vội vàng vàng kéo nhauxuống Hà Nội. Trưa đi vội quá 2 con chỉ được 15 phút để ăn cơm”.
Dường như, những chuyến đivội vã này đã quen thuộc với họ.
Trung úy Nguyễn Khả Nghĩa bên 2 con |
Chồng chị là Trung úy biênphòng Nguyễn Khả Nghĩa (SN 1977, đóng quân ở Cao Bằng).
Anh gặp chị khi tình cờ đicùng chuyến xe lên Cao Bằng, sau này anh vẫn thường đùa chị đó là “chuyến xeđịnh mệnh”.
Khi đó, chị Đào Thị Hườngđang là sinh viên trường cao đẳng. Năm 2002, chị Hường tốt nghiệp và câu chuyệntình giữa anh bộ đội và cô giáo dạy văn đã có một kết thúc thật đẹp với một đámcưới giản dị. Một năm sau, chị sinh con trai đầu lòng.
Chỉ kể: “Hồi đấy, mìnhđi viện sinh con với chỉ vẻn vẹn 700 nghìn trong tay. Tưởng như hạnh phúc trànđầy khi đón con trai đầu lòng, nhưng chuyện ở đời chẳng ai ngờ…”.
Con đầu lòng của họ có cáitên thật đẹp Nguyễn Khả Trọng Anh (chị gọi con là cò anh). Nhưng vài ngày saukhi ra đời, cháu đã có những biểu hiện lạ khi bị xuất huyết dưới da.
Sợ vợ đau lòng, anh đã giấuchị rằng, con trai đã mắc chứng bệnh máu không đông bẩm sinh Hemophilia.
Để thuận tiện cho việc chữabệnh, chị đưa con về quê và công tác tại Trường THCS Nam Trung, Tiền Hải, TháiBình.
Còn anh Nghĩa vẫn chấp nhậnxa nhà, công tác ở Đồn Biên phòng Cô Ba (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) với hy vọngđồng lương cao hơn để có tiền chữa bệnh cho con. Ở trên đơn vị, anh cũng tranhthủ tăng gia để có “đồng ra đồng vào”.
Sau nhiều năm chần chừ, năm2008 anh chị quyết sinh con thứ 2 trong sự thấp thỏm, lo lắng. Nhưng nỗi đau lạilần nữa đè lên vai cô giáo dạy văn ấy khi cháu Nguyễn Khả Nhật Ánh (cò em) cũngmắc căn bệnh của người anh.
Trong gia đình bên ngoại(nhà chị Hường) cũng từng có người họ hàng đã mất vì mắc căn bệnh trên. Chịnghẹn ngào: “Lúc đó mình thật sự tuyệt vọng, tự trách bản thân là tại mình màcon bị bệnh. Nhiều khi muốn dừng lại cho anh nhẹ lòng đi tìm hạnh phúc mới nhưnganh cứ gạt đi”.
Chống chọi với bệnh tật
2 vợ chồng sống xa nhauhàng trăm cây số, ông bà nội, ngoại đều sức khỏe yếu nên mọi việc gia đình vàchăm sóc con cái đều một tay chị Hường lo liệu.
Chị cho biết, chứng bệnhmáu không đông khiến 2 con chị dù đã 9 tuổi và 4 tuổi vẫn không thể xa mẹ mộtbước.
“Không dám để con đi bộquá... 100m nếu không cháu sẽ rất đau đớn. Nhiều khi 2 đứa đùa nghịch, bị ngã,bị trầy xước dù chỉ một vết nhỏ, bị chảy máu mình lại phải đưa con lên Hà Nội vìmáu không thể đông” - chị đau đớn nhớ lại.
Gia đình trung úy Nghĩa |
Thậm chí, khi ăn cơm, Anhvà Ánh đều không được ăn xương. Nếu lỡ ăn xương cá làm chảy máu thì cháu cũngphải đi bệnh viện.
“Sợ nhất là lần cò anhnhảy từ trên bàn xuống đất gãy tay còn cò em cũng 2 lần bị xuất huyết màngnão... Trẻ con lại là con trai nên các cháu hiếu động, riêng việc trông chừngcon cũng đã đủ mệt rồi” - chị kể.
Có lần, cò em hiếu động bịva đập vào ghế, chảy máu nhiều phải đi cấp cứu. Vừa từ bệnh viện về, cậu bé tiếptục ngã chảy máu, cả nhà lại bồng bế nhau trở lại viện.
Lương giáo viên của chị mỗitháng hơn 3 triệu đồng. Mỗi lần phải đưa con đi viện là chị lại phải thuê giáoviên khác dạy thay.
Số lương 10 triệu của anhNghĩa cũng phải gửi hết về cho vợ để lo cho con. Nhưng tất cả vẫn không đáng làbao so với chi phí cho 2 con.
“Trước đó, 2 vợ chồngmình đã phải cầm sổ đỏ của gia đình, họ hàng để vay tiền, giờ vẫn phải trả lãi 6triệu đồng/tháng”, chị Hường chia sẻ.
Mỗi tháng 2 cháu phải điviện ít nhất là 1 lần, nhiều nhất là 3 - 4 lần, mỗi lần phải ở lại bệnh viện từ5- 7 ngày.
Chưa kể tiền xe cộ, thuốcmen chỉ riêng tiền thuốc cho cò anh là 1triệu2/ngày. Tiền thuốc của cò em là 150nghìn/ngày.
Từ tháng 7/2012 đến nay cáccháu đã có bảo hiểm nên số tiền thuốc men có đỡ đần phần nào, nhưng tháng nàogia đình chị cũng phải vay mượn.
Bị bệnh nên Trọng Anh vàNhật Ánh không được chơi đùa thoải mái cùng bạn bè. Ở lớp, Trọng Anh chỉ dámngồi một chỗ nhìn bạn chơi.
“Thương con lắm, đáng ratuổi này phải được vui chơi, đùa nghịch như các bạn nhưng những điều giản dị ấycon không được làm. Điều kiện không có, thỉnh thoảng tôi mới mua cho con đượcmón đồ chơi bằng nhựa rẻ tiền”, anh Nghĩa cho biết.
Trò chuyện với chúng tôi,anh Nghĩa giật mình như sực nhớ ra điều gì, nói với vợ: “Mười năm rồi nhỉ?Tháng nào mẹ cũng bồng bế 2 con trên quãng đường ngót trăm cây số từ Thái Bìnhvề Hà Nội. Bố ở xa, năm chỉ về phép được 3, 4 lần, những lần gọi điện nghe conkhóc trong điện thoại vì đau đớn mình đau xót lắm”.
Gần 10 năm chỉ quay quắtvới suy nghĩ kiếm tiền chữa bệnh cho con khiến gương mặt anh nghĩa lúc nào cũngđượm buồn.
Anh nói: “Kỷ niệm hạnhphúc nhất với tôi có lẽ là những lần được về phép gặp con. Được ôm 2 con là lòngnhẹ nhõm vô cùng”.
Niềm hy vọng giản dị củaanh là Tết này được ở bên vợ, con. Chị Hường cũng cho biết thêm, trước Tết chịsẽ đưa 2 con lên Viện huyết học tiến hành lọc máu để đề phòng cho các cháu và cảnhà được ăn Tết thật vui vẻ, an toàn.
“Mình giờ như chai sạnvới nỗi đau, khó khăn rồi. Chỉ thương con thôi, nhiều lần lên Hà Nội nhưng chưabao giờ đưa con đi chơi đâu thật vui vẻ. Những ngày Tết cũng vậy, đến chúc tếthàng xóm chẳng dám cho con nghịch nhiều sợ con lại hiếu động, có chuyện gì lạilàm phiền nhà người ta” - chị Hường nói.
Nói là chan sạn, là đã quenvới nỗi đau nhưng trong suốt buổi trò chuyện, trong mắt người phụ nữ ấy lúc nàocũng đầy nước…
Hơn lúc nào hết, gia đình Trung úy Nghĩa đang rất cần sự sẻ chia từ các tấm lòng hảo tâm gần xa. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Khả Nghĩa, Đồn Biên phòng Cô Ba, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Số ĐT: 0943 057 688 2. Qua Báo VietNamNet (ghi rõ ủng hộ gia đình anh Nguyễn Khả Nghĩa) Qua TK ngân hàng Vietcombank Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3, TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 |