Một nghiên cứu mới phát hiện, các thiên thạch va chạm với Trái đất cách đây khoảng 3,9 tỷ năm đồng thời đã mang vàng tới hành tinh của chúng ta.
TIN LIÊN QUAN
Một số kim loại như vàng, bạch kim, vonfram, nickel và iridium bị sắt - thành phần cấu tạo lõi Trái đất - hút. Vì vậy, khi Trái đất hình thành thuở ban đầu như một khối nóng chảy, tất cả các nguyên tố này chắc chắn đã dịch chuyển vào lõi, tước đoạt những kim loại quý ở các lớp bên ngoài của Trái đất.
Tuy nhiên, như chúng ta biết, lớp vỏ Trái đất vẫn chứa đựng các kim loại quý trên. Các nhà địa chất học đã đưa ra nhiều giả thuyết nhằm giải thích hiện tượng này, trong đó có quan điểm rằng Trái đất đã bị các thiên thạch bắn phá cách đây khoảng 3,8 - 4 tỷ năm, rải thảm các kim loại quý xuống lớp vỏ sơ khai của hành tinh chúng ta. Những kim loại này sau đó đã hợp thành lớp áo choàng hiện đại cho Trái đất theo thời gian.
Quan điểm mưa thiên thạch đem vàng tới Trái đất được củng cố bằng sự hiện diện của các miệng núi lửa trên Mặt trăng, vốn cho thấy vệ tinh của Trái đất cũng bị các thiên thạch bắn phá. Một báo cáo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature đã cung cấp thêm bằng chứng hậu thuẫn cho lý giải này.
Nhóm nghiên cứu do Matthias Willbold thuộc Đại học Bristol, Anh đứng đầu đã thu thập các mẫu đất đá cổ xưa từ phía tây nam Greenland (vốn được cho là hình thành một phần lớp vỏ sơ khai của Trái đất và đã hứng chịu trận mưa thiên thạch) và so sánh chúng với các mẫu đất đá mới hơn từ những khu vực đại diện cho lớp vỏ hiện đại. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt nổi bật trong nồng độ của các đồng vị vonfram cụ thể trong từng loại.
Tạp chí National Geographic dẫn lời ông Willbold nói, kết quả thu được đã mang tới cho nhóm nghiên cứu khả năng tính toán số lượng vật liệu thêm vào Trái đất, giúp hợp thành cấu tạo đồng vị vonfram mà chúng ta tìm thấy trên hành tinh ngày nay. Các nhà nghiên cứu đã tính toán được rằng, khoảng 0,5% lớp vỏ Trái đất hiện nay có thể đã được mưa thiên thạch bồi đắp.
"Con số đó nghe có vẻ không thực sự nhiều, nhưng nó tương đương khoảng 300 tỉ tỉ tấn vật liệu. Tất cả các kim loại quý mà chúng ta phát hiện ngày hôm nay, và có lẽ cũng nước, đã được đưa tới Trái đất nhờ các thiên thạch ở giai đoạn cuối này", ông Willbold nhấn mạnh. Trong thực tế, sự bắn phá của các thiên thạch thậm chí có thể mang lại những điều kiện cần thiết cho sự sống trên Trái đất.
Thanh Bình
TIN LIÊN QUAN
Dùng tàu vũ trụ đổi hướng thiên thạch
Giải pháp cứu Trái đất khi thiên thạch 'tấn công'
Tìm thấy thiên thạch 25 tấn ở Trung Quốc
Thiên thạch đâm Trái đất, TQ thiệt hại nặng nhất?
Một thiên thạch áp sát Trái đất hôm nay
Giải pháp cứu Trái đất khi thiên thạch 'tấn công'
Tìm thấy thiên thạch 25 tấn ở Trung Quốc
Thiên thạch đâm Trái đất, TQ thiệt hại nặng nhất?
Một thiên thạch áp sát Trái đất hôm nay
Hình ảnh mô phỏng các thiên thạch bắn phá Trái đất cách đây khoảng 3,9 tỷ năm. Ảnh: NatGeo. |
Một số kim loại như vàng, bạch kim, vonfram, nickel và iridium bị sắt - thành phần cấu tạo lõi Trái đất - hút. Vì vậy, khi Trái đất hình thành thuở ban đầu như một khối nóng chảy, tất cả các nguyên tố này chắc chắn đã dịch chuyển vào lõi, tước đoạt những kim loại quý ở các lớp bên ngoài của Trái đất.
Tuy nhiên, như chúng ta biết, lớp vỏ Trái đất vẫn chứa đựng các kim loại quý trên. Các nhà địa chất học đã đưa ra nhiều giả thuyết nhằm giải thích hiện tượng này, trong đó có quan điểm rằng Trái đất đã bị các thiên thạch bắn phá cách đây khoảng 3,8 - 4 tỷ năm, rải thảm các kim loại quý xuống lớp vỏ sơ khai của hành tinh chúng ta. Những kim loại này sau đó đã hợp thành lớp áo choàng hiện đại cho Trái đất theo thời gian.
Quan điểm mưa thiên thạch đem vàng tới Trái đất được củng cố bằng sự hiện diện của các miệng núi lửa trên Mặt trăng, vốn cho thấy vệ tinh của Trái đất cũng bị các thiên thạch bắn phá. Một báo cáo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature đã cung cấp thêm bằng chứng hậu thuẫn cho lý giải này.
Nhóm nghiên cứu do Matthias Willbold thuộc Đại học Bristol, Anh đứng đầu đã thu thập các mẫu đất đá cổ xưa từ phía tây nam Greenland (vốn được cho là hình thành một phần lớp vỏ sơ khai của Trái đất và đã hứng chịu trận mưa thiên thạch) và so sánh chúng với các mẫu đất đá mới hơn từ những khu vực đại diện cho lớp vỏ hiện đại. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt nổi bật trong nồng độ của các đồng vị vonfram cụ thể trong từng loại.
Tạp chí National Geographic dẫn lời ông Willbold nói, kết quả thu được đã mang tới cho nhóm nghiên cứu khả năng tính toán số lượng vật liệu thêm vào Trái đất, giúp hợp thành cấu tạo đồng vị vonfram mà chúng ta tìm thấy trên hành tinh ngày nay. Các nhà nghiên cứu đã tính toán được rằng, khoảng 0,5% lớp vỏ Trái đất hiện nay có thể đã được mưa thiên thạch bồi đắp.
"Con số đó nghe có vẻ không thực sự nhiều, nhưng nó tương đương khoảng 300 tỉ tỉ tấn vật liệu. Tất cả các kim loại quý mà chúng ta phát hiện ngày hôm nay, và có lẽ cũng nước, đã được đưa tới Trái đất nhờ các thiên thạch ở giai đoạn cuối này", ông Willbold nhấn mạnh. Trong thực tế, sự bắn phá của các thiên thạch thậm chí có thể mang lại những điều kiện cần thiết cho sự sống trên Trái đất.
Thanh Bình