Từ đầu thế kỷ 21, có hàng chục tiểu hành tinh đã va vào Trái đất. Một số trong đó, có biệt danh là "kẻ hủy diệt thành phố" tiềm năng, giải phóng năng lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với một quả bom nguyên tử có thể xóa sạch một thành phố trên bản đồ, theo các nhà khoa học.
Từ năm 2000 đến năm 2013, người ta đã quan sát trên trái đất 26 vụ nổ với sức mạnh từ 1 đến 600 nghìn tấn. Nguyên nhân các vụ nổ này là gì ? Không phải là bom hạt nhân nhưng đó là tác động của các tiểu hành tinh. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu các dữ liệu được cung cấp bởi hệ thống phát hiện các vụ nổ vũ khí hạt nhân.
Đầu năm 2013, một khối thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời nước Nga, tại Chelyabinsk. Nhưng mắt người khôngthể phân biệt được có hai vụ nổ riêng biệt xảy ra ở trên cao, tại Argentina và Đại Tây Dương, một vài tháng sau đó. Chúng chỉ được phát hiện bởi hệ thống dò hồng ngoại phát hiện thử nghiệm hạt nhân, tổ chức B612 Foundation giải thích.
26 tiểu hành tinh
Nhân dịp Ngày Trái Đất vừa qua (ngày 22 tháng 4), tổ chức này đã làm một bộ phim về 26 tiểu hành tinh đâm vào trái đất từ năm 2000, nhờ dữ liệu của hệ thống phát hiện của Tổ chức Hiệp ước cấm hoàn toàn thử nghiệm hạt nhân (CTBTO). Thật vậy, từ 13 năm trở lại đây, đã có 26 vụ nổ tương đương với sức mạnh từ 1 đến 600 nghìn tấn thuốc nổ TNT được phát hiện qua các bộ cảm biến.
Tất cả các vụ nổ này là do thiên thạch vũ trụ gây ra. Trong khi đó, bom nguyên tử san bằng Hiroshima (Nhật) vào năm 1945 chỉ có sức mạnh 15 nghìn tấn. Hầu hết các vụ nổ thiên thạch khác đã không được quan tâm nhiều lắm vì chúng diễn ra ở bên trên bầu khí quyển, hoặc là quá cao để có thể tác động đến mặt đất.
Hơn nữa, may mắn thay, các vụ nổ này xảy ra chủ yếu ở các khu vực bị cô lập trên biển. Nhưng đôi khi chúng lại nhắm vào các khu vực đông dân cư, chẳng hạn như Chelyabinsk (Nga). Các đặc tính chung của những vụ nổ này được Peter Brown, nhà nghiên cứu thiên thạch tại Đại học ontario, phân tích sau đó ông này đã lập một danh sách đo sức mạnh của các vụ va chạm.
Cảnh báo các vụ nổ trong tương lai
Qua bộ phim của mình, tổ chức B612 Foundation hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về sự cần thiết thiết lập hệ thống giám sát các hành tinh dưới hình thức các vệ tinh. "Cáctiểu hành tinh lớn nhất có khả năng hủy diệt cả một quốc gia hay một lục địa, đã được phát hiện. Có ít nhất 10.000 tiểu hành tinh nguy hiểm trong hơn một triệu hành tinh được tìm ra có thể phá hủy cả một khu vực đô thị bởi bất kỳ đài quan sát, trạm mặt đất hoặc trạm không gian nào".
Những tiểu hành tinh rộng 40 mét có thể xóa sổ cả một thành phố trên bản đồ. "Hãy tưởng tượng một tòa nhà di chuyển ở tốc độ Mach 50", gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh, tương đương khoảng 61.250 km/h, Ed Lu, người đồng sáng lập của B612 Foundation và cựu phi hành gia NASA, lưu ý. "Trong khi chúng ta có thể biết khi nào và nơi nào những tác động lớn sẽ xảy ra, đó là điều duy nhất bảo vệ chúng ta khỏi sức tàn phá của một tiểu hành tinh có khả năng quét cả một thành phố".
Cựu phi hành gia này hy vọng sẽ huy động được khoảng 250 triệu USD từ các quỹ tư nhân để tài trợ cho truyền hình vệ tinh của mình. Bởi vì ngay cả khi tất cả các tiểu hành tinh tiềm năng "hủy diệt thành phố" không làm điều đó, chúng vẫn có thể bay vào Trái đất. "Chúng ta có thể nói: Vâng, chúng ta hãy hy vọng là chúng tôi tiếp tục may mắn. ... Chúngta cần phải nỗ lực để bảo vệ hành tinh của chúng ta", ông này nói thêm.
Loại trừ các tiểu hành tinh khi chúng còn ở xa
Tổ chức B612 Foundation, được sự ủng hộ đặc biệt của Bill Anders, phi hành gia của tàu vũ trụ Apollo 8, đã trình bày đề án của mình tại Bảo tàng bay ở Seattle. Theo đề án này, kính viễn vọng không gian Sentinel cho phép xác định vị trí và loại bỏ các tiểu hành tinh nguy hiểm đối với trái đất khi chúng vẫn còn cách xa chúng ta hàng triệu km.
"Dường như với tôi đây là một cái gì đó mà chúng ta, trong kỷ nguyên loài người, phải hoàn thành. Đối với tôi, điều đó mới thực sự là ý nghĩa của Ngày Trái Đất", Bill Anders kết luận.
Theo VnMedia/maxisciences