- Phiên sơ thẩm hình sự xét xử các bị cáo liên quan đến “Dự án trang trại Đồng Tâm” bước sang ngày thứ 2 với phần xét hỏi.
“Tôi chỉ nhờ, không giao”
Trong ngày xét xử thứ 2, HĐXX tiến hành xét hỏi đối với các bị cáo còn lại liên quan đến vụ án này.
Tại tòa, bị cáo Dương Đình Tâm thừa nhận những hành vi sai phạm như trong cáo trạng. Cụ thể, để có được dự án này, thông qua các mối quan hệ mà Nguyễn Anh Quân giới thiệu, bị cáo đã bôi trơn cho các quan chức liên quan đến dự án. Theo hướng dẫn của Quân, ông Tâm đã tích cực cùng các bị can trong vụ án hợp thức hồ sơ, thủ tục.
Phiên sơ thẩm hình sự xét xử các bị cáo liên quan
đến “Dự án trang trại Đồng Tâm” bước sang ngày thứ 2 với phần xét hỏi.
Bị cáo Tâm cũng thừa nhận đã lót tay cho các quan chức để dự án này thực hiện một cách trót lọt. Cụ thể, đã đưa cho ông Nguyễn Ngọc Quyền tổng cộng số tiền 35 triệu, đưa cho ông Nguyễn Xuân Trường 13 triệu, đưa cho bà Nguyễn Thị Kim Liên 19 triệu đồng và bà Nguyễn Thị Ngọc 10 triệu đồng.
Phiên tòa thật sự “nóng” lên bởi phần xét hỏi bị cáo Lại Hữu Lân – nguyên Bí thư TP Vĩnh Yên.
Trước đó, theo như cáo trạng của VKS thì: trong suốt quãng thời điểm đương chức, trên cương vị chủ tịch UBND TP. Vĩnh Yên, ông Lại Hữu Lân đã chỉ đạo cấp dưới lập dự án “ma”, hợp thức hóa các tờ trình, thủ tục, hồ sơ để gửi lên cấp trên xin thu hồi và giao đất… Ngoài ra, bị cáo này còn chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Cũng theo cáo trạng, vì giúp đỡ Quân rất nhiều trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án và các hồ sơ, thủ tục, bị cáo Lân đã được Nguyễn Anh Quân mua tặng một chiếc xe Camry trị giá hơn 1 tỷ.
Khi được quyền trả lời tại tòa, bị cáo Lân cho rằng các nội dung cáo trạng cơ bản là đúng, tuy nhiên, có một số vấn đề chưa chính xác. Theo bị cáo Lân, đầu 2006, Quân có dẫn vợ chồng ông Tâm đến nhà riêng của mình. Tại buổi gặp gỡ này, Quân đã nhờ ông Lân tạo điều kiện giúp làm dự án làm trang trại tại phường Đồng Tâm.
Sau đó, ông Lại Hữu Lân đã gọi điện cho bà Nguyễn Thị Ngọc Liên và ông Nguyễn Xuân Trường để nhờ giúp đỡ ông Tâm hoàn thành hồ sơ, trình tự và thủ tục xin cấp đất.
Cũng theo bị cáo Lân, trước khi UBND tỉnh ký văn bản 3010/QĐ-UB về việc thu hồi và giao toàn bộ diện tích hơn 25 ha đất cho phường Đồng Tâm làm chủ đầu tư dự án, thì bị cáo chưa một lần chỉ đạo hay ép cấp dưới.
“Giai đoạn trước khi tỉnh ra quyết định 3010, tôi chỉ nhờ anh em cấp dưới. Nhờ thì cấp dưới có thể làm, có thể không làm. Còn chỉ đạo thì đương nhiên phải làm. Sau khi tỉnh ra văn bản 3001 nên tôi phải tuân thủ, phải chỉ đạo anh em làm theo đúng quyết định của UBND tỉnh” – bị cáo Lân phân trần.
Liên quan đến chiếc ô tô Camry trị giá hơn 1 tỷ mà cơ quan tố tụng cáo buộc là ông Lân hưởng từ những hành vi sai phạm của mình, bị cáo này cho rằng thời điểm mà Quân mua và tặng xe, mình đã nghỉ hưu.
Cũng theo bị cáo này, vào khoảng năm 1999, mẹ Quân là bà Lai làm ăn khó khăn nên có hỏi vay tiền của vợ mình. Bị cáo Lân cũng bảo với vợ: “Nếu chị ấy khó khăn thì mình vay mượn giúp đỡ chị ấy”. Bị cáo này cho rằng: chiếc ô tô mà Quân mua tặng là để trả ơn gia đình mình vì đã giúp đỡ mẹ Quân trong những lúc khó khăn.
Thừa nhận tư lợi
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quyền được đưa ra xét hỏi cuối cùng. Trả lời HĐXX, bị cáo thừa nhận những cáo buộc mà VKS đưa ra. Bị cáo này cho rằng, động cơ để thực hiện hàng loạt sai phạm trong dự án này là để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, đương nhiên, vẫn có một chút tư lợi trong đó.
Kết thúc phần xét hỏi, HĐXX tiến hành hỏi về
quan điểm xử lý đối với những người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Đại
diện UBND TP Vĩnh Phúc cho rằng: các bị cáo trong vụ án này đã nhận ra
sai phạm, khai báo thành khẩn.
Theo như cáo buộc của VKS, trên cương vị Chánh văn phòng UBND tỉnh, biết rõ dự án này là sai phạm nhưng vẫn giúp cho Quân để tư lợi. Đổi lại, bị cáo Quyền được Quân hứa hẹn cho 1 lô đất.
Năm 2009, trên cương vị Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên, vì động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác, ông Quyền tiếp tục chỉ đạo che giấu bản chất dự án; giao cán bộ dưới quyền hợp thức hóa các hồ sơ để ký các quyết định phê duyệt phương án đền bù GPMB, cắt bỏ tiền hỗ trợ quỹ đất II, không cho các hộ dân bị thu hồi Quỹ đất I được bồi thường theo thỏa thuận, gây thiệt hại cho nhà nước và nhân dân số tiền gần 30 tỉ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Quyền còn lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thay đổi chủ đầu tư để giúp đỡ Nguyễn Anh Quân dễ dàng chuyển đổi toàn bộ diện tích này thành đất đô thị để bán, kiếm lời.
Trả lời HĐXX, bị cáo Quyền cho rằng không có chuyện mình nhận 35 triệu đồng lót tay từ bị cáo Dương Đình Tâm. Khi được hỏi về động cơ của việc thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, bị cáo này giải thích là để thúc đẩy dự án, tuy nhiên cũng có vụ lợi trong đó khi Quân hứa hẹn cho 1 lô đất. Bị cáo Quyền cũng khẳng định dự án này làm đúng quy trình.
Lí giải về vấn đề vì sao để UBND phường làm chủ đầu tư của dự án, mặc dù biết rõ bản chất của dự án này là của cá nhân, bị cáo Quyền cho rằng: nếu như Nguyễn Anh Quân đầu tư vào dự án này thì cũng chỉ là nhà đầu tư thứ cấp. Nếu phường là chủ đầu tư thật sự thì cũng có thể kêu gọi nhà đầu tư.
Giải thích vì sao người dân có quỹ đất I nhưng không được hưởng quyền lợi, bị cáo này trả lời: Khi được điều động về làm Chủ tịch Vĩnh Yên mới biết được vấn đề này. Lúc này sự việc đã vỡ lỡ rồi nên không có cách nào khác, vẫn phải “nhắm mắt” làm, dù rằng đó là sai phạm.
Kết thúc phần xét hỏi, HĐXX tiến hành hỏi về quan điểm xử lý đối với những người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Đại diện UBND TP Vĩnh Phúc cho rằng: các bị cáo trong vụ án này đã nhận ra sai phạm, khai báo thành khẩn.
Bởi thế, cần phải có chính sách khoan hồng đối với các bị cáo liên quan trong vụ án.
Ngày mai (27/6), tòa tiếp tục với phần tranh tụng.
Hoàng Sang