- Ngoài sốc phản vệ, chị em có nguy cơ lây nhiều bệnh khi phun xăm thẩm mỹ nên cần tuân thủ tuyệt đối các khuyến cáo sau của bác sĩ.

Sự việc nguyên nữ ĐBQH tử vong sau xăm mí, mắt môi tại một cơ sở thẩm mỹ ở Bình Phước thực sự khiến không ít người giật mình.

BS phẫu thuật thẩm mỹ Hoàng Tuấn nhìn nhận, ca sốc phản vệ tử vong sau phun xăm thẩm mỹ có thể do được dùng một loại thuốc không rõ nguồn gốc, đây là dạng dung dịch, không phải thuốc viên và truyền tay nhau tại rất nhiều spa.

“Với kháng sinh thông thường, cũng có một số người dị ứng nhưng khi sử dụng đường uống, diễn biến dị ứng rất chậm và không rầm rộ. Trường hợp diễn biến nhanh, dị ứng rất nặng đến sùi bọt mép, ngừng thở ngay là do quá mẫn”, BS Tuấn phân tích.

{keywords}
BS khuyến cáo chị em nên chọn dịch vụ phun xăm thẩm mỹ tại các cơ sở y tế 


Theo BS Tuấn, thực chất các dịch vụ phun, xăm thẩm mỹ đang được quảng cáo hiện nay là biện pháp dùng mũi kim nhỏ, đâm xuyên trực tiếp vào da để đưa một lượng chất tạo màu vào sâu dưới lớp thượng bì của da, có thể dùng tay hoặc phun bằng máy, khi thực hiện có thể bôi thuốc gây tê tại chỗ.

Theo quy định, tất cả những can thiệp có chảy máu phải được làm tại bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có bác sĩ. Những người không phải trong ngành y không được làm can thiệp có chảy máu vì liên quan đến các bệnh truyền nhiễm qua đường máu như HIV, viêm gan B, C… Trong tất cả giấy phép, chứng chỉ hành nghề hiện nay đều ghi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được phun xăm.

“Kể cả các hình xăm nghệ thuật cũng phải bác sĩ làm. Ở nước ngoài đều là bác sĩ chứ không phải là nhân viên phun xăm như nước ta, như thế là làm chui”, BS Tuấn nói.

Tuy nhiên BS Tuấn cho biết, tại Việt Nam hiện nay chỉ có 1-2 bác sĩ thẩm mỹ thực hiện phun, xăm thẩm mỹ.

Để đảm bảo an toàn khi thực hiện các dịch vụ phun, xăm thẩm mỹ, BS Tuấn khuyến cáo chị em nên chọn dịch vụ tại những cơ sở y tế có chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, tuyệt đối không xăm ở các các quán cắt tóc, gội đầu.

“Ít nhất các phòng khám y tế cũng đảm bảo vô trùng về cơ sở vật chất, dụng cụ, có bác sĩ, có kiểm soát để đảm bảo an toàn và tuyệt đối không nghe lời khuyên dùng thuốc của các nhân viên tư vấn, tất cả những cái đó phải tham khảo ý kiến bác sĩ vì có nhiều loại rất dễ dị ứng”, BS Tuấn lưu ý.

Khi không có khuyến cáo của bác sĩ, không nên dùng bất cứ loại thuốc nào, rất nguy hiểm. Trước khi có chỉ định, bác sĩ sẽ phải khai thác tiền sử bệnh, xem xét kĩ thuốc đó có nguy cơ gây dị ứng hay không, nếu thuốc có nguy cơ dị ứng cao lại trên cơ địa dễ dị ứng thì không nên dùng, nếu dùng phải theo dõi sát, tối ưu là dùng thuốc ít nguy cơ hơn.

Mê thành mỹ nhân, môi cô gái sưng to như quả chuối

Mê thành mỹ nhân, môi cô gái sưng to như quả chuối

Sau 4 ngày tiêm chất làm đầy, toàn bộ môi, mắt của H. đều bị sưng nề, căng mọng do gặp biến chứng.

Tiêm thuốc làm trắng da, cô gái Hà Nội vào viện cấp cứu

Tiêm thuốc làm trắng da, cô gái Hà Nội vào viện cấp cứu

Sau tiêm trắng da tại một thẩm mỹ viện ở Hà Nội, H. nôn liên tục, khó thở, được chuyển vào BV Bưu điện cấp cứu.

Suýt mất mũi vì tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc

Suýt mất mũi vì tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc

Sau khi tiêm tiêm chất làm đầy (filler) nâng mũi ở 1 spa, cô gái bị nhiễm trùng nặng, sưng nề vùng mũi và lan sang 2 mắt.

1 thẩm mỹ viện ở Hà Nội tiêm giảm béo không phép

1 thẩm mỹ viện ở Hà Nội tiêm giảm béo không phép

Đoàn kiểm tra Sở Y tế Hà Nội phát hiện thẩm mỹ viện Rose (Cầu Giấy, Hà Nội) quảng cáo và thực hiện nhiều dịch vụ chưa được cấp phép.

Thúy Hạnh