Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, có nhiều nguyên nhân khiến động cơ không tản được nhiệt dẫn đến máy bị quá nhiệt, bó máy. Trường hợp này phải làm lại máy như quạt két nước không hoạt động, đứt dây curoa khiến bơm nước không hoạt động, thiếu nước làm mát...

{keywords}

Ô tô cần được chăm sóc đúng cách tránh gây "lão hóa" cho động cơ.Ảnh:Internet.

 

Vì vậy, một trong những nguyên nhân làm nóng động cơ, động cơ không tản được nhiệtgồm cách chăm sóc và sử dụng động cơ không đúng cách.

Cụ thể, đối với động cơ xăng, thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí đóng vai trò quyết định đến công suất của động cơ. Hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng có chức năng điều chỉnh tỷ lệ xăng - không khí để có được khí hỗn hợp tối ưu cho mọi chế độ làm việc khác nhau của động cơ. Vì vậy để động cơ hoạt động tối ưu thì thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí phải được điều chỉnh đúng theo yêu cầu kĩ thuật của nhà sản xuất. Ngoại trừ dòng xe phun xăng điện tử EFI tỷ lệ xăng với không khí luôn được điều chỉnh theo tỷ lệ tối ưu tuỳ theo điều kiện vận hành.

Với động cơ Diesel thì việc điều chỉnh bơm cao áp không đúng (về thời điểm phun và lưu lượng phun) cũng gây nên hiện tượng máy nóng, khói đen. Việc sử dụng không đúng loại dầu bôi trơn hay leo dốc khi hệ thống nước làm mát không đủ chất lượng phục vụ sẽ khiến cho động cơ phải vận hành quá tốc lực, dẫn đến hư hỏng nhiều cụm chi tiết.

{keywords}

Cách sử dụng nước làm mát là một trong những nguyên nhân khiến động cơ ô tô nhanh hư hỏng. Ảnh:Internet.

 


Đồng thời, để két làm mát bị tắc hoặc nước quá bẩn cũng là nguyên nhân làm mát giảm tác dụng tản nhiệt, tác động kép đến các bộ phận khác của động cơ.

Ngoài ra, quạt gió không hoạt động, làm giảm hiệu quả làm mát và gây nên hiện tượng nước sôi, nóng máy. Và khi bơm yếu hoặc do dây đai dẫn động kém thì dẫn đến lưu lượng và áp suất nước trong hệ thống không đảm bảo yêu cầu.

{keywords}

Động cơ ô tô không tản được nhiệt có thể khiến xe chết máy đột ngột. Ảnh:Internet.

 

Van hằng nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng. Vì van hằng nhiệt có tác dụng rút ngằn thời gian chạy ấm máy để giảm hao mòn của động cơ. Nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt là điều chỉnh lượng nước đi qua két làm mát theo nhiệt độ của nước làm mát. Khi động cơ mới khởi động, nhiệt độ nước làm mát còn thấp, van hằng nhiệt đóng đường nước làm mát đi vào két nước, nước tuần hoàn không qua két làm mát. Khi nhiệt độ nước tăng lên đến 60 độ C van bắt đầu mở dần để một phần nước qua két, khi nhiệt độ nước đạt 80 độ C, van hằng nhiệt mở hoàn toàn đường nước qua két làm mát. Một trường hợp thường xảy ra đó là gioăng quy lát hỏng sẽ làm nước trong hệ thống làm mát sôi dẫn đến máy nóng, lọt khí, dầu vào trong hệ thống và dễ dàng phát hiện bởi trong nước có dầu và sủi bọt. Khi xảy ra hiện tượng này lập tức bạn phải ngừng nổ máy và đưa xe vào ga ra gần nhất để kiểm tra và khắc phục sự cố.

Kỹ sư Lê Văn Tạch cũng khuyên rằng: “người lái xe cần để tâm đến đồng hồ báo nhiệt, khi có dấu hiệu bất thường thì nên tắt máy, dừng xe mở nắp ca pô kiểm tra. Trường hợp không tự xử lý được nên gọi cứu hộ để đảm bảo an toàn cho chủ xe và các bộ phận trên ô tô”.

Theo Pháp luật TPHCM

5 nguyên nhân khiến động cơ ô tô giật cục khi tăng tốc

5 nguyên nhân khiến động cơ ô tô giật cục khi tăng tốc

Khi động cơ ô tô giật cục, hệ thống nhiên liệu, cung cấp khí hay đánh lửa đã không làm việc tốt, quá trình cháy diễn ra không nhịp nhàng... khiến động cơ ngừng làm việc trong tích tắc, sau đó hoạt động trở lại kèm theo rung lắc.