-ĐBQH Bùi Huyền Mai đặt câu hỏi cho đại diện Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, khó khăn trong việc thành lập ban quản trị (BQT) tại nhiều nhà tái định cư có lý do khách quan là do đơn vị quản lý quá nhiều. Số lượng chung cư nhiều như thế đơn vị có đề xuất trả lại TP không?

Quản nhiều, đơn vị có đề xuất trả lại TP không?

Sáng 20/12, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Sở Xây dựng về việc thực hiện chính sách pháp luật về tổ chức quản lý, vận hành nhà chung cư tái định cư. Đây là vấn đề nhận được nhiều quan tâm của cử tri TP với nhiều bức xúc trong quản lý vận hành, thành lập BQT, chất lượng…

{keywords}

Hà Nội hoàn thành việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư tái định cư trước tháng 4/2017.

Nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc, cử tri Vũ Thị Nấm ở nhà chung cư C10, ngõ 28 Xuân La cho biết, chung cư đã đi vào hoạt động 10 năm nay, cư dân đều rất ủng hộ việc thành lập BQT nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về chi phí hoạt động. Cử tri cũng đề nghị công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đơn vị quản lý nêu rõ 2% còn bao nhiêu, chi vào những gì mà khi dân hỏi thì công ty nói đã sử dụng hết. Đi vào hoạt động 10 năm nhưng đến nay chung cư vẫn không có nhà sinh hoạt cộng đồng. Vấn đề về phòng cháy chữa cháy (PCCC) cư dân cũng đã nhiều lần nêu ý kiến kiến nghị.

Đại diện Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội cho biết, trong số 147 tòa nhà thuộc đơn vị quản lý, nhiều tòa nhà thiết kế theo kiểu cũ nên tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy không đảm bảo theo tiêu chuẩn mới. Từ lúc nhận bàn giao, chưa có công trình nào đảm bảo chất lượng.

Hà Nội hiện có 173 tòa nhà chung cư với 15.210 căn hộ thuộc diện nhà tái định cư. Trong đó, thành phố đã có quyết định bố trí sử dụng 14.081 căn hộ cho các hộ gia đình tái định cư. Về mặt quản lý Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội được giao quản lý, vận hành 147 tòa nhà chung cư; Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội được giao quản lý vận hành 18 tòa nhà chung cư; Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở (Sở Xây dựng) được thành phố giao quản lý vận hành 8 tòa chung cư.

Về việc thành lập BQT tại các tòa nhà thuộc đơn vị quản lý, theo Phó Tổng Giám đốc công ty, đến nay mới có 19 tòa nhà thành lập được BQT. “Để thành lập được BQT, một tòa nhà phải họp ít 5 lần. Với hơn 100 tòa nhà đơn vị quản lý phải tổ chức họp hơn 500 cuộc họp”.

Ngắt lời vị Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội, Đại biểu quốc hội (ĐBQH) Bùi Huyền Mai đặt câu hỏi trực tiếp: “Đề nghị anh nói rõ giải pháp đề xuất thế nào? Do quản lý quá nhiều nên anh phải tổ chức khoảng 500 hội nghị để thành lập BQT. Tôi xin hỏi trực tiếp: Số lượng chung cư nhiều như thế anh có đề xuất trả lại TP không?”.

ĐBQH Bùi Huyền Mai cũng nêu câu hỏi trực tiếp thẳng thắn về quỹ bảo trì 2% và việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng tại các nhà tái định cư.

Trả lời vấn đề này, đại diện công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội khẳng định với việc tổ chức hội nghị nhà chung cư thành lập BQT đơn vị đều cử người tham gia chưa bao giờ có chuyện không cử người. Về quỹ bảo trì 2%, công ty đảm bảo chi tiêu tiền theo đúng quy định và có công khai với tất cả các tòa nhà.

Trả lời câu hỏi về việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng tại các nhà tái định cư, đại diện công ty cho hay, bố trí sinh hoạt cộng đồng quyền quyết định là của Sở Xây dựng. Nghe vậy, Phó Giám đốc Sở Xây dựng bức xúc cắt lời: “Chúng tôi đã yêu cầu đưa kế hoạch để các anh bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ người dân mà các anh không làm”...Trước ý kiến của Phó Giám đốc Sở Xây dựng đại diện công ty cho biết tất cả vẫn đang rà soát.

Giải pháp còn nhiều, chỗ cần trách nhiệm thì chưa rõ

Trao đổi thẳng thắn, chia sẻ với những bức xúc của người dân tại các nhà tái định cư trên địa bàn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, đây là vấn đề lớn, nóng, bức xúc tồn tại trong thời gian dài. Mỗi cán bộ phải phải đặt mình vào địa vị người dân.

Vị Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội lấy ngay ví dụ về tòa nhà mình đang ở B7 Kim Liên cũng thường xuyên hỏng hóc thang máy, bầu Ban quản trị thì đại diện đơn vị quản lý không đến. Khi hàng trăm người dân họp rồi đề nghị lên không được công nhận, làm mất niềm tin của người dân... Ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các tồn tại kéo dài là có sự vô cảm, thờ ơ của một số cán bộ công chức trước quyền lợi chính đáng của người dân.

“Nếu phát phiếu điều tra mức độ hài lòng của người dân với Công ty TNHH MTV quản lý nhà Hà Nội, không biết có được phiếu nào ở mục tốt không? Đổ cho dân là dễ, nhưng xác định trách nhiệm cho mình thì khó vô cùng. Giải pháp còn nhiều, chỗ cần trách nhiệm thì lại chưa rõ” – Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội nói.

Nêu kiến nghị trong quá trình quản lý vận hành nhà tái định cư, ông Mạc Đình Minh - Giám đốc Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở đề nghị chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bảo hành. “Nếu chậm bảo hành, chủ đầu tư bảo hành phải chịu chế tài”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tử Quang - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đưa ra vấn đề về mức phí hiện công ty đang thu mức 500 đồng/m2 (30.000 đồng/ hộ) khiến công ty gặp khó khăn. "Ở 18 tòa nhà khu tái định cư Nam Trung Yên,mỗi tháng, chúng tôi phải bù 600 triệu kinh phí vận hành. Sau 3 năm phải bù lỗ hơn 20 tỷ mà không có cơ chế quyết toán" - Ông Quang cho biết.

Tiếp thu ý kiến của các cử tri, ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị 3 đơn vị quản lý nhà chung cư tái định cư hiện nay phải đánh giá lại công việc. Cụ thể là việc chấp hành pháp luật, là trách nhiệm phải lo cho dân; Việc gì làm tốt, mô hình hiệu quả cần phát huy; phối hợp chặt chẽ với các quận huyện tập trung công việc tổ chức Bầu Ban quản lý tòa nhà, hoàn thành trước tháng 4/2017.

Theo ông Hiểu, các ý kiến của cử tri, của người dân sẽ được đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổng hợp và yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Đồng thời cũng sẽ giám sát đến cùng việc xử lý này.

Chuyển cơ quan điều tra xử lý

Ngày 11/12, tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức quản lý, vận hành nhà chung cư tái định cư trên địa bàn của đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, liên quan đến trách nhiệm của Công ty quản lý nhà Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết thêm, công ty này không chỉ vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà ở mà còn có những sai phạm khác, có dấu hiệu hình sự. Vì vậy, cơ quan chức năng của thành phố sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm sai phạm. Đồng thời, thành phố sẽ tổ chức kiểm điểm các ngành, các cấp liên quan để xảy ra thiếu sót này.

Hồng Khanh

Quỹ nhà tái định cư Hà Nội: Sai phạm nhiều, dân bức xúc đủ bề

Quỹ nhà tái định cư Hà Nội: Sai phạm nhiều, dân bức xúc đủ bề

Nhiều khu chung cư tái định cư đã xuống cấp, các hệ thống điện nước, cầu thang máy thường xuyên bị hư hỏng, trong khi ban quản lý tòa nhà lại không khắc phục kịp thời.

Hà Nội: Nỗi ám ảnh nhà tái định cư

Hà Nội: Nỗi ám ảnh nhà tái định cư

Không ít các khu nhà tái định cư trên địa bàn TP. Hà Nội đã và đang xuống cấp nhanh chóng, trở thành nỗi hoang mang, ám ảnh đối với hàng nghìn hộ dân chỉ sau vài năm đi vào sử dụng.

Những hình ảnh “không tưởng” ở khu nhà tái định cư N5B Trung Hòa - Nhân Chính

Những hình ảnh “không tưởng” ở khu nhà tái định cư N5B Trung Hòa - Nhân Chính

Chật chội, ngột ngạt, bẩn thỉu, nhếch nhác... đó là cảm nhận của rất nhiều người đặt chân lên khu nhà tái định cư N5B Trung Hòa - Nhân Chính.

Khu tái định cư 2.000 căn đìu hiu nhất Sài Gòn

Khu tái định cư 2.000 căn đìu hiu nhất Sài Gòn

Được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng với gần 2.000 căn hộ, khu tái định cư Vĩnh Lộc B (TP HCM) đang bị bỏ trống, xuống cấp do quá xa trung tâm, không có nhiều người chuyển đến ở.