Ngày 20/3, giải thưởng Toán học danh giá Abel năm 2018 đã được được công bố với vinh dự này thuộc về nhà toán học người Canada Robert Langlands.
Nhà toán học người Canada Robert Langlands. Ảnh: New York Times
|
Robert Langlands - nhà toán học người Mỹ gốc Canada vừa giành giải thưởng “Nobel toán học” nhờ chương trình Langlands. {keywords} Nhà toán học Robert P Langlands - người vừa nhận giải thưởng Abel do Học viện Hàn lâm Khoa học Na Uy trao tặng Một số nhà toán học được lưu danh bởi một định lý.
Một số khác thì được lưu danh bởi một dự đoán. Nhưng trong số các nhà toán học vĩ đại, chỉ có Robert P Langlands được lưu danh bởi một chương trình.
Langlands, 81 tuổi, giáo sư danh dự tại Viện Nghiên cứu cao cấp ở Princeton, vừa được trao giải Abel năm 2018, một trong những giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học nhờ công trình được biết đến với cái tên chương trình Langlands, một dự án đầy tham vọng thường được gọi là “lý thuyết toán thống nhất”.
Ông là người đề ra chương trình Langlands kết hợp lí thuyết đại diện với lý thuyết số, là một hướng nghiên cứu rộng lớn trong toán học gồm nhiều giả thuyết và định lí thống nhất một số ngành toán học quan trọng.
Giải thưởng được trao tặng bởi Học viện Hàn lâm Khoa học Na Uy, trị giá khoảng 550.000 bảng.
Giải thưởng này được nhiều người đánh giá là tương đương với giải Nobel về toán học.
Có một điều thú vị là GS Ngô Bảo Châu của Việt Nam đã được trao giải thưởng Toán học Fields năm 2010 vì đã chứng minh được bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands.
“Ông ấy là một người có tầm nhìn” - Sun-Yung Alice Chang, một nhà toán học ở ĐH Princeton, người ngồi trong uỷ ban giải thưởng, nhận xét.
Uỷ ban này đã xem xét hơn 100 ứng viên trước khi chọn Tiến sĩ Langlands, Tiến sĩ Chang cho hay. Nobel không có giải thưởng dành cho toán học.
Trong nhiều thập kỷ qua, giải thưởng danh giá nhất dành cho toán học là Fields Medals, nhưng nó bị giới hạn bởi độ tuổi dưới 40 tuổi. Fields cũng chỉ được trao giải 4 năm một lần.
Giải thưởng Abel, được trao tặng lần đầu tiên vào năm 2003, nhằm vinh danh các công trình toán học và tầm ảnh hưởng của nó. Giải thưởng được đặt theo tên của nhà toán học vĩ đại Na Uy Nils Henrich Abel (1802 - 1829), người sáng lập lý thuyết các hàm elip và có đóng góp lớn cho lí thuyết dãy. Các nhà toán học từng nhận giải thưởng là Andrew J. Wiles, nhà toán học của ĐH Oxford, Peter D. Lax của ĐH New York và John F. Nash Jr. - người từng được đưa vào bộ phim “A Beautiful Mind”. Nguyễn Thảo (Theo New York Times)
Nhà toán học Langlands, 81 tuổi, chủ yếu làm việc tại các trường đại học của Mỹ. Ông được trao tặng giải thưởng Abel vì đã đề ra chương trình Langlands kết hợp lí thuyết đại diện với lý thuyết số, là một hướng nghiên cứu rộng lớn trong toán học gồm nhiều giả thuyết và định lí thống nhất một số ngành toán học quan trọng.
Tháng Giêng năm 1967, Robert Langlands - lúc ấy đang là phó giáo sư 30 tuổi ở Princeton - đã viết một bức thư gửi cho nhà toán học vĩ đại người Pháp Andre Weil, 60 tuổi để phác hoạ một số nhận thức mới về toán học của mình.
“Nếu ông sẵn lòng đọc nó và xem xét một cách công bằng, tôi sẽ vô cùng đánh giá cao điều đó” - ông viết. “Còn nếu không, tôi chắc rằng ông có một chiếc thùng rác tiện dụng”.
Bức thư dài 17 trang của ông đã giới thiệu một lý thuyết tạo ra cách suy nghĩ hoàn toàn mới về toán học. Nó đặt giả thuyết về mối quan hệ sâu sắc giữa 2 lĩnh vực - lý thuyết số và phân tích hài hoà, mà trước đây được cho là không liên quan tới nhau.
Bức thư sau đó trở thành “chương trình Langlands” - thứ đã thu hút hàng trăm nhà toán học xuất sắc nhất thế giới trong suốt 50 năm qua thử sức. Chưa có một dự án nào trong toán học hiện đại có phạm vi rộng như thế, sản sinh ra nhiều kết quả có chiều sâu như thế và có nhiều người nghiên cứu về nó đến nó.
Khi chương trình Langlands phát triển về cả chiều sâu và chiều rộng, nó thường được mô tả như một lý thuyết toán học thống nhất. Robert Phelan Langlands sinh ra ở New Westminster, Greater Vancouver, Canada vào năm 1936. Năm 9 tuổi, ông chuyển tới một thị trấn du lịch nhỏ gần biên giới Mỹ, nơi mà cha mẹ ông có một cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
Langlands không có ý định đi học đại học cho tới khi một giáo viên nói với ông trước lớp học rằng, quyết định đó sẽ là sự phản bội tài năng mà Chúa đã ban cho ông.
Langlands theo học ĐH British Columbia năm 16 tuổi. Ông hoàn thành chương trình cử nhân toán học vào năm 1957, và lấy bằng Thạc sĩ một năm sau đó.
Ông chuyển tới ĐH Yale để học tiến sĩ. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ trong năm đầu tiên. Năm thứ 2, ông bắt đầu nghiên cứu các công trình của nhà toán học người Na Uy - Atle Selberg và sau này trở thành trung tâm trong các nghiên cứu của ông.
Quay trở lại với bức thư mà Langlands đã gửi Andre Weil, Weil đã cho đánh máy bức thư. Sau đó, nó được lan truyền rông khắp trong giới toán học. Nhiều nhà toán học nhận thấy bức thư đã đặt ra những vấn đề thú vị, sâu sắc và mới mẻ và ngày càng nhiều nhà toán học tham gia dự án để chứng minh những giả thuyết của ông.
Langlands dành 2 năm 1967 và 1968 ở ĐH Công nghệ Trung Đông ở Ankara. Ông nói thành thạo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Là một người thích học ngôn ngữ, ông cũng thạo tiếng Đức và tiếng Nga.
Langlands quay trở về Yale và xuất bản cuốn sách mang tên “Problems in the Theory of Automorphic Forms” vào năm 1970.
Năm 1972, ông trở về Princeton và trở thành giáo sư ở Viện Nghiên cứu cao cấp - nơi ông đã ở đến bây giờ.
Langlands từng được trao tặng nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng của Học viện Khoa học quốc gia Mỹ về toán học vào năm 1988 nhờ “tầm nhìn phi thường”.
Ông là đồng chủ nhân giải thưởng Wolf năm 1996 cùng với Andrew Wiles nhờ “những công trình sáng suốt”. Những giải thưởng khác gồm có: Giải thưởng Steele của Hiệp hội Toán học Mỹ năm 2005, Giải thưởng Nemmers về toán học năm 2006 và Giải thưởng Shaw trong Khoa học toán học năm 2007 cùng với Richard Taylor.
Năm 19 tuổi, khi còn đang học ở ĐH British Columbia, ông kết hôn với Charlotte Lorraine Cheverie. Ông có 4 người con và 7 đứa cháu.
Năm 81 tuổi, Langlands tiếp tục làm việc ở Viện Nghiên cứu cao cấp - nơi ông hiện đang là giáo sư danh dự và làm việc ở văn phòng từng là nơi làm việc của Albert Einstein.
Nguyễn Thảo