Theo thời gian, ngôi nhà cũ của gia đình 3 thế hệ xuống cấp trầm trọng; công năng và diện tích không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Thậm chí căn nhà gặp phải tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa lớn.
Bên cạnh đó, do mảnh đất 1600m2 này nằm trong dự án quy hoạch đô thị nên gia đình chỉ được cấp phép xây dựng nhà ở 200m2, phần đất còn lại được tạm sử dụng để làm vườn nhưng có thể bị thu hồi làm không gian công cộng.
Ngôi nhà nằm sát trục đường chính nên các KTS còn cần xử lý vấn đề tiếng ồn, khói bụi. |
Để giải quyết những vấn đề trên, KTS Tô Hữu Dũng và các cộng sự đã xử lý lần lượt từng vấn đề theo các thứ tự ưu tiên.
Trước tiên tập trung mở rộng diện tích, bố cục lại không gian và cải thiện chất lượng sống cho gia chủ. Kết cấu nhà 1 tầng vẫn được duy trì để phù hợp với thói quen sinh hoạt lâu năm của gia chủ và đảm bảo an toàn cho một gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Ngôi nhà được xây dựng chỉ với 1 tầng để phù hợp với gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ. |
Việc bố trí toàn bộ công năng sử dụng trên một mặt sàn cũng giúp tăng sự gắn kết và tình cảm giữa các thành viên trong sinh hoạt hàng ngày. |
Ngôi nhà được bố trí với mặt chính quay về hướng Đông, là nơi đón những cơn gió mát lành từ biển, trong khi đó mặt hướng Tây gần như được đóng kín hoàn toàn để hạn chế nắng nóng.
KTS thiết kế một khoảng lùi 6.5m tính từ vỉa hè đến công trình, xây thêm tường rào nhằm mục đích tạo ra khoảng không ngăn cách với đường lớn phía trước, giúp hạn chế tiếng ồn và các tác động có hại. Khoảng lùi này được tận dụng làm gara để xe cho gia đình.
Ngôi nhà luôn đón được gió mát từ biển thổi vào. |
Khu vườn là nơi cha mẹ gia chủ trồng rau xanh cung cấp cho bữa ăn gia đình và tận hưởng thú vui tuổi già. |
Ngoài rau xanh, gia chủ còn trồng các cây ăn trái địa phương. |
Cây xanh giúp ngôi nhà thanh lọc không khí và cản bớt tác động của khói bụi. |
Ngôi nhà nằm ở vùng đất khá trũng và gần hạ lưu sông nên dễ bị ngập lụt trong mùa mưa bão. Để xử lý vấn đề này, căn nhà được thiết kế nâng cao hơn khỏi mặt đất.
Ngôi nhà được nâng cao hơn so với mặt đất để tránh ngập úng. |
Phòng khách và phòng bếp - ăn được thiết kế liên hoàn và xây vượt nhịp lớn bằng kết cấu bê tông thông thường. Cách thiết kế này nhằm tạo ra không gian rộng lớn cho cả gia đình sinh hoạt chung.
Hệ cửa kính trượt gấp được sử dụng để giải phóng không gian, đồng thời liên kết bên trong nhà với vườn xanh thiên nhiên bên ngoài. |
Phòng khách - bếp rộng rãi để cả gia đình quây quần. |
"Chúng tôi sử dụng hành lang là trục giao thông chính để đi đến các không gian riêng tư của từng cá nhân. Hành lang luôn thông thoáng, tràn ngập ánh sáng nhờ hệ thống cửa sổ trời", KTS Tô Hữu Dũng cho biết.
Mỗi phòng ngủ đều được thiết kế hướng ra vườn để đón nắng mai và gió biển. Nhóm KTS cũng thiết kế thêm một khoảng hành lang phía trước các phòng ngủ, cùng 2 hệ cửa nhôm kính và cửa gập bằng lam sắt bao bên ngoài. Mục đích của thiết kế trên là tạo khoảng đệm để dù thời tiết mưa hay nắng cũng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến các phòng.
Mỗi phòng ngủ đều có thể đón nắng mai và gió biển. |
Hệ cửa nhôm kính và cửa gập bằng lam sắt vừa tạo điểm nhấn vừa có công năng ngăn chặn tác động từ mưa, nắng. |
Một không gian thư giãn được bố trí ở phía hiên trước để trở thành nơi người lớn uống trà nghỉ ngơi, trẻ em vui chơi, nô đùa. |
Để hạn chế hấp thụ nhiệt cho ngôi nhà, nhóm KTS đã tiến hành cải tiến phần mái nhờ sử dụng loại mái lợp chống nóng cho lớp phía trên.
Khu vườn mặt đất có thể dễ dàng chuyển lên sân thượng khi cần. |
Vẻ bình yên của ngôi nhà khi chiều tà. |
Theo Dân Trí
Mát mắt với nhà phố ở Sài Gòn ngập cây xanh, trĩu trịt hoa trái
Ngôi nhà nằm ở quận 5 (TP.HCM) của chị Nguyễn Thùy Trang được điều hòa không khí nhờ hệ thống cây xanh và cây ăn quả bao trùm.