Nhạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn vừa cho ra mắt CD thứ 5 với tên gọi “Có những tuổi 20 như thế” và chuẩn bị tổ chức 2 đêm nhạc tại Hà Nội và TP.HCM.

- Những bài hát trong album “Có những tuổi 20 như thế’’ được ông lấy cảm hứng từ đâu?

Các ca khúc trong album này là lựa chọn trong hơn 50 ca khúc tôi đã viết trong gần 40 năm qua. Chủ đề chính vẫn là tình yêu quê hương, đất nước, cuộc sống, nghề nghiệp và hình tượng người chiến sỹ.

Cảm hứng viết các ca khúc này là từ tực tiễn công việc, cuộc sống đời thường mà tôi đã trải qua.

{keywords}

- Có kỷ niệm nào đáng nhớ trong quá trình sáng tác các ca khúc không thưa ông?

Mỗi ca khúc tôi viết đều là những kỷ niệm đáng nhớ. Như gần đây nhất là 2 ca khúc viết về Trường sa. Trong đó Tạm biệt Trường Sa được sáng tác ngay trên biển, phát sóng trực tiếp trên biển, thời gian từ khi nhận nhiệm vụ viết bài đến khi phát sóng chưa đến 3 giờ...

Khoảng 9 giờ sáng đoàn công tác đang trên hải trình đến khu nhà giàn, Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, trưởng đoàn công tác thông bao, VOV muốn phát sóng tường thuật trực tiếp hải trình của đoàn và yêu cầu 1 tiết mục văn nghệ và đặt hàng 1 bài mới nhất. Thiếu Tướng Phạm Văn Dỹ Chính Ủy Quân Khu 7 đề nghị phải cấp tốc có ngay 1 ca khúc để đáp ứng yêu cầu của VOV vì chúng ta là người lính.

{keywords}

Tôi và nhạc sĩ Quỳnh Hợp bắt tay ngay vào công việc, khoảng sau nửa tiếng giai điệu cơ bản đã hoàn thành, chúng tôi mời tốp ca của đoàn văn công Quân Khu I đang trên tàu lên cabi chỉ huy, vừa hoàn thiện lời vừa tập.

11h30 ca khúc Tạm biệt Trường sa hoàn thành. Tốp ca QKI, Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, Nhóm phóng viên VOV và hai tác giả, đệm đàn guitare Thiếu Tướng Phạm Văn Dỹ. Đúng 12 giờ ca khúc Tạm biệt Trường sa được phát tróng trực tiếp trên VOV từ giữa biển khơi....

{keywords}

Nhưng điều thú vị nhất là đã trích đưa được lời dạy của Bác vào phần ca từ: “xưa chỉ có đêm và rừng, nay ta có ngày, có trời và có biển...”... nhiều lúc không thể tưởng tượng nổi tại sao lại có thể làm được như vậy...chỉ có thể là “mệnh lệnh từ trái tim”...!?

- Ông có thể tiết lộ gì về 2 đêm nhạc ở Hà Nội và TP.HCM sắp tới?

Nói chính xác là cơ hội nào để có hai đêm nhạc chứ không phải lý do nào thôi thúc thực hiện.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nhạc sỹ Việt Nam, 73 năm thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và 50 năm tổng tiến công Mậu Thân. Được sự cho phép của Tổng cục Chính trị QĐNDVN, Bộ VH-TT-TT Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức chương trình giới thiệu những ca khúc của tôi đến với khán giả.

Đêm nhạc cũng kêu gọi sự ủng hộ của khán giả đồng hành với chương trình “máy thở cho Trường Sa” mà tôi đã thực hiện trong suốt 7 năm qua nhằm nâng cao hơn nữa năng lực khám chữa bệnh cho chiến sỹ, nhân dân và bà con ngư dân.

{keywords}

- Là một nhạc sỹ, nhưng công việc chính lại là bác sỹ - giám đốc một bệnh viện, vậy các bệnh nhân trong bệnh viện có thường xuyên được nghe âm nhạc của ông không? Cảm nhận của họ như thế nào?

Vâng, đó là điều hạnh phúc vì không chỉ đồng nghiệp, bạn bè, người thân ủng hộ, nhiều bệnh nhân nói vui rằng vì thích nhạc của BS nên mới vào BV này nằm. Hạnh phúc hơn nữa là tự nhiên có cuộc điện thoại hoặc tin nhắn: “đang nghe bài hát của Bác sỹ”, hay mỗi khi đi công tác nghe nhạc chờ chuông điện thoại của các chiến sỹ chính là bài hát của mình, cảm xúc lâng lâng... thật khó tả.

{keywords}

- Khi nghe các bài hát trong CD, ít ai nghĩ đó là tác phẩm của một bác sỹ. Vậy điều gì khiến các sáng tác của ông trở nên chuyên nghiệp như vậy?

Thực ra trong ngành y có rất nhiều Bác sỹ viết ca khúc rất hay. Tất cả các kiến thức âm nhạc của tôi là từ phổ thông, tự mày mò học hỏi bạn bè, các đàn anh đi trước và các nhạc sỹ... Có lẽ do sự may mắn do tính chất, nhiệm vụ của công việc được đi nhiều nơi khắp mọi miền tổ quốc, được tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh, số phận... được trải nghiệm trong nhiều hoàn cảnh cuộc sống nên đã ghi nhận được rất nhiều mảng, màu chất liệu cho giai điệu và ca từ.

Chính từ những thực tiễn như vây nên cảm xúc rất thật giữa ca từ và giai điệu. Cũng có người đóng góp ý kiến cho tôi là viết thật quá, nếu chau chuốt tí nữa sẽ dễ nghe hơn. Biết vậy nhưng cũng không sửa được.

- Nếu một ngày ông không còn cảm hứng với âm nhạc nữa, liệu có chuyển sang làm thơ, viết văn hay đến với những bộ môn nghệ thuật khác?

Vâng, trong cuộc sống của chúng ta không có gì là không có thể. Cứ làm được điều gì có ích để dâng hiến cho người, cho đời là hạnh phúc lắm rồi.

- Xin cảm ơn ông!

Thúy Ngà