Tối 4/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau đã diễn ra lễ bế mạc “Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên Cải lương toàn quốc - 2020”. Cuộc thi đã khép lại trong niềm đam mê, sự thôi thúc được cống hiến, ở đó có cả mồ hôi và nước mắt của các nghệ sĩ.
Nhiều tài năng được hé lộ tại cuộc thi tài năng trẻ Cải lương toàn quốc. |
Kết quả, BTC đã trao các giải thưởng gồm: 6 Huy chương Vàng cho các nghệ sĩ: Nguyễn Thị Luận - vai Diệu trong trích đoạn Thời con gái đã xa (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang); Nguyễn Hoài Thanh - vai Hồ Nguyệt cô trong trích đoạn Người Cáo (Nhà hát Thế giới trẻ, ĐH Sân khấu, Điện ảnh T.HCM); Nguyễn Thị Thủy - vai Đát Kỷ trong trích đoạn Khát vọng Đát Kỷ (Nhà hát Cải lương Việt Nam); Nguyễn Thị Kỷ - vai Trần Thị Dung trong trích đoạn Dấu ấn giao thời (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp); Nguyễn Thị Thu Mỹ - vai Mị Cơ trong trích đoạn Mưu kế Mị Cơ (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Long An); Nguyễn Phước Dư - vai Trần Bình Trọng trong trích đoạn Khí tiết Trần Bình Trọng (Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai).
Ngoài ra, BTC cũng trao 18 Huy chương Bạc; 22 giải Khen thưởng khác bao gồm: Diễn viên trẻ nhất trao cho Lê Hồng Giang (Đoàn Cải lương Hương Tràm tỉnh Cà Mau, vai Bé Hiếu trích đoạn Tình phụ tử); Nữ diễn viên triển vọng trao cho Đỗ Thị Ngọc Gấm (Nhà hát Thế giới trẻ, Trường Đại học Sân khấu, Điện ảnh TP.HCM, vai Thị Mầu trong trích đoạn Thị Màu bỏ con).
Các nghệ sĩ trong cuộc thi. |
Phát biểu tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh: "Điều đáng chú ý tại cuộc thi lần này đó là số lượng đông đảo của đội ngũ diễn viên trẻ, cũng như sự có mặt của các đơn vị ngoài công lập. Các trích đoạn về cơ bản được dàn dựng kỹ càng, công phu, có sự đầu tư về nghệ thuật và kỹ năng biểu diễn".
Tính chuyên nghiệp trong các yếu tố tổng hợp của nghệ thuật sân khấu nói chung và Cải lương nói riêng luôn bộc lộ rất rõ trong mỗi bài thi. |
Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh, cải lương đang được đặt trong một không gian của thời đại mới với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi một sự thay đổi đồng bộ của tâm sinh lý con người. Cải lương cần phải hội nhập, phải tự "cải lương" mình để sánh và theo kịp với văn minh hôm nay, cùng hướng đến tương lai.
NSƯT Lê Chức - Chủ tịch Hội đồng giám khảo đánh giá: "Tính chuyên nghiệp trong các yếu tố tổng hợp của nghệ thuật sân khấu nói chung và Cải lương nói riêng luôn bộc lộ rất rõ trong mỗi bài thi.
Tuy nhiên, NSƯT Lê Chức cũng chỉ ra điểm hạn chế của cuộc thi: "Mỗi thí sinh là một cá nhân riêng biệt với vóc dáng, giọng ca, kỹ thuật biểu diễn,...t rong đó có cả yêu cầu về kiến thức hiểu biết với nhân vật - vai thi của mình. Khoảng cách về tuổi đến trí - lực, vóc dáng của các nhân vật có trường hợp còn chưa thật sự hài hòa nhau. Từ đó thiếu sự thể hiện được chiều sâu tâm trạng nhân vật. Vẫn còn đâu đó những câu chữ chưa được chọn lọc kỹ càng, làm cho cứng lời ca, làm cho diễn viên thi phải đổi cách hát chưa hợp lý.
Cần đầu tư hơn nữa cho các tài năng trẻ. |
NSƯT Lê Chức đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những lớp hoặc đầu tư cho việc mở các lớp tập huấn chuyên môn cho các diễn viên trẻ về: Ca - vũ đạo - năng lực để khắc phụ những hạn chế.
Tình Lê
Nghệ sĩ Việt làm show Broadway gây quỹ ủng hộ miền Trung
Nghệ sĩ Viola quốc tế Nguyệt Thu, các nghệ sĩ và ekip chung tay tổ chức chương trình nghệ thuật tổng hợp nhằm hướng tới mục địch thiện nguyện và kêu gọi bảo vệ môi trường sống.