“Tôi muốn nói rằng nhiều thanh niên Việt Nam đang đánh mất mình khi xã hội chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Đánh bạn rồi tung lên mạng có thể khiến chúng thấy vui sướng, vì sự khác thường của mình…” , bà Lotta Sylwander, trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) tại Việt Nam nói.
TIN LIÊN QUAN
Thưa bà, chuyện nữ sinh các trường trung học đánh nhau rồi tung video lên internet gần như đang trở thành hiện tượng, gây nên mối lo ngại lớn trong xã hội. Bà lý giải vấn đề này như thế nào?
Theo bà Lotta Sylwander, nếu ở môi trường mà các nữ sinh không thể yêu thương người khác hoặc không được người khác yêu thương thì rất dễ cư xử như thế này. Ảnh: TL internet |
Và đó là một cách, dù là một cách rất kỳ lạ, để cảm thấy sức mạnh của mình, hoặc là để thể hiện sức mạnh của mình trước những người khác
"Nếu ở môi trường mà chúng không thể yêu thương người khác hoặc không được người khác yêu thương thì rất dễ cư xử như thế. Có cái gì đó trở nên tồi tệ, bởi vì nếu tôi chắc bạn không cư xử thế thì tôi cũng không làm thế".
Nếu ở môi trường mà chúng không thể yêu thương người khác hoặc không được người khác yêu thương thì rất dễ cư xử như thế. Có cái gì đó trở nên tồi tệ, bởi vì nếu tôi chắc bạn không cư xử thế thì tôi cũng không làm thế.
Nhưng tại sao cách cư xử đó lại trở nên phổ biến?
Thật không may là công nghệ hiện đại cũng “giúp một tay” trong việc này. Những nữ sinh gây lộn đó có thể cho những người khác xem những đoạn video ghi lại cảnh đánh đập cô bạn khác. Điều này thật là kinh khủng.
Và chúng ta cần lưu ý là những nữ sinh khác sẽ có can đảm làm tương tự vì đã thấy những bạn khác đã làm điều đó trên internet “đầy rẫy” rồi, và chúng chỉ làm giống thế thôi.
Hiện nay chúng tôi (Unicef) đang bàn với nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam (email, messenger), về việc làm sao chúng ta có thể đưa ra một chương trình sử dụng internet an toàn.
Chương trình này sẽ cho giới trẻ biết làm sao có thể tự bảo vệ mình khỏi những loại thông tin.
Chúng tôi cũng bàn về việc thông tin như thế nào và ngăn chặn ra sao. Có thể người lớn chúng ta không hiểu những gì tuổi 15 nghĩ, không dùng Facebook nhưng thanh niên thì nhìn nhận tất cả đó là mạng xã hội trên internet. Và chúng sử dụng, hưởng lợi và cũng bị lạm dụng. Do đó rất quan trọng phải có một chương trình dạy về sử dụng thông tin cho những người sử dụng internet ở Việt Nam. Tôi hy vọng chương trình này sẽ được khởi động vào cuối năm nay.
Trở lại với hiện tượng nữ sinh đánh nhau, bà nghĩ thế nào về vai trò của gia đình và nhà trường?
Tôi nghĩ họ nên nhận lấy phần nhiều trách nhiệm về việc này. Tôi biết rằng hiện nay có giáo viên e sợ học sinh của mình, và học sinh cũng không tôn trọng thầy cô, người lớn .
Nhưng chúng ta cần phải xem xét cách mà những người lớn đối xử với giới trẻ. Và rồi hầu hết giới trẻ sẽ phản ứng lại cách mà chúng được người lớn đối xử, theo kiểu “người lớn có tôn trọng chúng tôi không thì chúng tôi sẽ tôn trọng lại”, và “nếu chúng tôi sợ hãi người lớn thì cũng không có chuyện tôn trọng”.
Chúng ta đã không thực sự chú ý, quan tâm đến chúng. Thực ra điều này đã xảy ra ở nhiều nơi chứ không riêng gì ở Việt Nam.
Thật không may là công nghệ hiện đại cũng “giúp một tay” trong việc này.
"Hầu hết giới trẻ sẽ phản ứng lại cách mà chúng được người lớn đối xử, theo kiểu “người lớn có tôn trọng chúng tôi không thì chúng tôi sẽ tôn trọng lại”, và “nếu chúng tôi sợ hãi người lớn thì cũng không có chuyện tôn trọng”.
Đúng vậy, tôi cũng thấy tình trạng tương tự ở đất nước tôi (Thụy Điển). Trong xã hội hiện đại, con người cảm thấy mất định hướng, không có ai nói với các em rằng làm thế này, làm thế kia là sai.
Và hành động đó (đánh bạn rồi tung lên mạng – PV), có thể khiến chúng thấy vui sướng, vì sự khác thường của mình. Nhưng không có ai hướng dẫn, chỉ bảo cho các em.
Tôi muốn nói rằng nhiều thanh niên Việt Nam đang đánh mất mình khi xã hội chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Chúng ta dễ dàng thấy họ ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM.
Và chúng không có sự hướng dẫn thực sự, về cách làm sao sống trong xã hội hiện đại. Vì thế nhiều thanh niên rơi vào nghiện ngập, trở nên bạo lực ….
Tôi cho rằng, xã hội hiện đại đôi khi cũng đồng nghĩa với việc giới trẻ phải tự mình khôn lớn lên. Có thể là gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, hoặc cha mẹ chúng bận việc suốt cả ngày.
Có thể chúng quanh quẩn với ông bà, cậu dì…suốt nhưng đó là gia đình lớn, không có người sát bên cạnh và khiến chúng cô đơn. Nên chúng dễ rơi vào các cạm bẫy, trở nên hành xử xấu hoặc có thể bị lạm dụng bởi kẻ xấu.
Vậy theo bà, chúng ta cần làm gì để định hướng lại giới trẻ
Tôi lấy một ví dụ thế này. Có những thanh niên bị gọi là gangster (kẻ xấu), được kêu gọi tham gia vào câu lạc bộ bóng đá. CLB đó có rất nhiều hoạt động xã hội và dần dần những anh chàng đó đã chuyển hướng.
Chúng không muốn gây lộn với mọi người xung quanh nữa, mà muốn giao lưu, vui chơi và muốn giúp đỡ mọi người.
Đó là một ví dụ làm sao để những người trẻ mất định hướng tham dự vào xã hội, tham gia vào các hoạt động để chúng cảm thấy vai trò của mình trong xã hội hiện đại .
"Chúng ta phải làm sao gắn kết được vai trò của giới trẻ trong xã hội, đảm bảo chúng là một phần của những gì đang diễn ra. Đừng bắt chúng im lặng, không được lên tiếng và khiến chúng thấy trách nhiệm của mình trong những gì đang diễn ra ở đời sống, để chúng có thể đóng góp cho xã hội".
Đừng bắt chúng im lặng, không được lên tiếng và khiến chúng thấy trách nhiệm của mình trong những gì đang diễn ra ở đời sống, để chúng có thể đóng góp cho xã hội.
Người lớn chúng ta cần lắng nghe giới trẻ, để chúng tham gia vào các diễn đàn khác nhau, để chúng có tiếng nói quyết định, được bàn bạc ở những lĩnh vực mà mọi người được hỏi “bạn cần gì?”.
Chúng ta phải biết giới trẻ cần gì và chúng muốn thấy gì sẽ diễn ra ở tương lai. Chẳng hạn như cùng tham gia bàn về cải cách giáo dục, đào tạo nghề ở Đại học, bày tỏ ý kiến muốn được thúc đẩy bản thân như thế nào…
Điều này còn giúp thanh niên hình thành kỹ năng của người lao động tương lai, góp phần thúc đẩy Việt Nam phát triển.
Chúng ta cần cung cấp những chỉ dẫn, những thông điệp xã hội. Tất nhiên điều này khá phức tạp nhưng cần phải làm để giới trẻ thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
Truyền thông cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa một bức tranh tích cực, giới trẻ sẽ không bị mắc kẹt và không đi chệch hướng . Tôi mong chúng ta có thể làm việc với truyền thông , đưa ra bức tranh tích cực tươi sáng về tương lai cho giới trẻ.
Xin cảm ơn bà!
- Ca Thy - Phan Anh
*******************
Bài phỏng vấn do Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện nhân dịp Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) công bố báo cáo "Tình hình Trẻ em 2011 vào đầu tháng 3.