- Cháu thi Học viện Cảnh sát nên trước đó đã phải nhờ người quen tìm chỗ
trọ gần trường cho tiện đi lại. Hai bố con ở 3 ngày rưỡi 800.000 đồng mà
trước đó cũng phải đặt cọt đến 500.000 đồng rồi đấy.
Vất vả trăm đường đi
Mặt mũi tái mét, mệt phờ khi vừa xuống bến xe chị Nguyễn Thị Chăm (Hưng Yên) xua tay: “Nông dân chẳng mấy khi đi đường xe, cứ lên ô tô ngửi thấy mùi xăng là say, thấy chóng mặt, khó chịu lắm. Cũng may nhà ở ngay đây còn đi chứ không cũng khốn khổ vì tàu xe”. Dựa người vào một góc tường, hai mẹ con chị Chăm như lọt thỏm giữa hàng trăm gia đình sĩ tử giữa bến xe Giáp Báp.
Từ Thanh Hóa, đi chuyến xe từ sáng sớm, đến mãi trưa mới tới bến xe, tay xánh nách mang giữa đám xe ôm người lôi tay bố, người níu áo con, anh Nguyễn Văn Vịnh thở vội đến phát cáu: “Khổ quá, bố con em vừa xuống xe, chưa kịp thở mà các bác cứ lôi kéo thế này đã mệt lại càng đâm mệt”.
Chọn cho mình riêng một góc ngay cổng bến xe, vẻ mệt mỏi cũng hiện rõ trên gương mặt đen xạm xen sự bồn chồn chờ đợi, anh Lê Văn Hưu (Thái Nguyên) hết đứng lên lại ngồi xuống. Ngồi cạnh mấy ba lô đồ nghề và tải gạo cậu con trai cũng thấm mệt, sốt ruột ngóng chờ.
Anh bảo: “Cháu đi thi trường ĐH Bách Khoa may có người nhà ở gần đấy nên cũng đỡ đi một phần lo lắng. Người nhà hẹn ra đón 2 bố con nhưng xuống xe đợi đến gần 30 phút vẫn chưa thấy bóng ai. Chắc đường phố tầm này đi lại khó khăn thôi cũng chỉ biết ngồi chờ chứ cũng chẳng biết làm sao”.
Còn với mẹ con chị Tạ Thị Bàng (Hà Nam) có cậu con cả làm khung nhôm kính trên Hà Nội nên lần này cô út thi ĐH dù việc bận thế nào anh cũng cố gắng thu xếp để về đón mẹ và em lên Hà Nội. “Nó sợ ô tô những ngày này đông đúc đắt đỏ rồi sợ mẹ và em mệt mỏi. Cũng may có người ở trên này chứ nếu không thì đi lại cũng nhiều nỗi vất vả, mệt mỏi lắm”.
Gian nam muôn đường ở
Đến hẹn lại lên, hết mùa ôn thi rồi lại đến mùa thi giá nhà trọ, nhất là ở những “khu vực vàng” gần trường thi lớn, lại mỗi ngày một nhích dần lên. Gần đến ngày làm thủ tục và thi đợt I (3 -5/7), theo chân phụ huynh và sĩ tử dạo qua một vòng đường Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị, xung quanh ĐH Sư phạm, ĐH Quốc Gia… giá phòng trọ ở đây tăng đến chóng mặt.
Chi chít những tấm giấy chỉ dẫn giới thiệu thuê phòng, vào hỏi giá một phòng nhỏ trong ngõ 175 trên đường Xuân Thủy, chưa làm giá bà chủ đã hét 150.000/người/ngày và bảo: “Phòng nhỏ nên tôi mới lấy thế chứ như nhiều nhà trọ ở đây người ta còn lấy tới 200.000/người/ngày”.
Hầu hết các phòng thuê trọ tại những địa điểm thi đều giao động từ 100.000 – 200.000/người/ngày tăng từ 5 -10 lần so với ngày thường.
Vừa đón em từ bến xe về, khệ nệ với cả đống đồ chờ ở điểm biết Thu Thảo (ĐH Thủy Lợi) chia sẻ: “Em trọ học ở đây nên em đi thi cũng tiện không phải mất công vất vả tìm nhà trọ. Nhưng mới nghe tin khu trọ có mấy đứa có em xuống “ké” thi ĐH nhà chủ đã xuống làm giá luôn. Tiền ở, tiền điện nước theo ngày. Nhưng dù sao cũng vẫn rẻ hơn nhiều so với việc lặn lội ra ngoài thuê trọ”.
Lòng vòng quanh khu vực Cổ Nhuế cuối cùng hai bố con anh Nguyễn Văn Chiến (Thái Bình) cũng tìm được đến nhà trọ đã được người quen tìm giúp. Vừa đặt hết đồ từ xe ôm xuống, anh bảo: “Cháu thi Học viện Cảnh sát nên trước đó đã phải nhờ người quen tìm chỗ trọ gần trường cho tiện đi lại. Hai bố con ở 3 ngày rưỡi 800.000 đồng mà trước đó cũng phải đặt cọt đến 500.000 đồng rồi đấy”.
Cho em đi thi ĐH Công nghiệp nhưng địa điểm thi lại ở tận Hoài Đức, sau một ngày lang thang tìm nhà trọ, may mắn Đức được gia đình bác Thái ở gần trường cho ở nhờ. Ở cùng với hai chị em Đức còn có hai chị em nữa quê ở Thái Nguyên cũng được gia đình bác cho ở nhờ.
Trăm ngàn dốc để lên kinh ứng thí, để đến được với vũ môn. Nhưng tất cả những vất vả đường đi, gian nam đường ở ấy vẫn chẳng là gì với niềm hy vọng mà bố mẹ đã đặt chọn nơi sĩ tử.
Những gương mặt dẫu mệt mỏi, tái mét vì tàu xe, hằn sâu trong những nếp nhăm dưới làn da đen sạm vì nắng gió ruộng đồng vẫn ánh lên niềm tin khi ngày mai hàng nghìn sĩ tử bắt đầu bước đến ngưỡng cửa của vũ môn để bắt đầu hành trình hóa rồng.
Hồng Khanh
Vất vả trăm đường đi
Mặt mũi tái mét, mệt phờ khi vừa xuống bến xe chị Nguyễn Thị Chăm (Hưng Yên) xua tay: “Nông dân chẳng mấy khi đi đường xe, cứ lên ô tô ngửi thấy mùi xăng là say, thấy chóng mặt, khó chịu lắm. Cũng may nhà ở ngay đây còn đi chứ không cũng khốn khổ vì tàu xe”. Dựa người vào một góc tường, hai mẹ con chị Chăm như lọt thỏm giữa hàng trăm gia đình sĩ tử giữa bến xe Giáp Báp.
Từ Thanh Hóa, đi chuyến xe từ sáng sớm, đến mãi trưa mới tới bến xe, tay xánh nách mang giữa đám xe ôm người lôi tay bố, người níu áo con, anh Nguyễn Văn Vịnh thở vội đến phát cáu: “Khổ quá, bố con em vừa xuống xe, chưa kịp thở mà các bác cứ lôi kéo thế này đã mệt lại càng đâm mệt”.
Anh bảo: “Cháu đi thi trường ĐH Bách Khoa may có người nhà ở gần đấy nên cũng đỡ đi một phần lo lắng. Người nhà hẹn ra đón 2 bố con nhưng xuống xe đợi đến gần 30 phút vẫn chưa thấy bóng ai. Chắc đường phố tầm này đi lại khó khăn thôi cũng chỉ biết ngồi chờ chứ cũng chẳng biết làm sao”.
Còn với mẹ con chị Tạ Thị Bàng (Hà Nam) có cậu con cả làm khung nhôm kính trên Hà Nội nên lần này cô út thi ĐH dù việc bận thế nào anh cũng cố gắng thu xếp để về đón mẹ và em lên Hà Nội. “Nó sợ ô tô những ngày này đông đúc đắt đỏ rồi sợ mẹ và em mệt mỏi. Cũng may có người ở trên này chứ nếu không thì đi lại cũng nhiều nỗi vất vả, mệt mỏi lắm”.
Gian nam muôn đường ở
Đến hẹn lại lên, hết mùa ôn thi rồi lại đến mùa thi giá nhà trọ, nhất là ở những “khu vực vàng” gần trường thi lớn, lại mỗi ngày một nhích dần lên. Gần đến ngày làm thủ tục và thi đợt I (3 -5/7), theo chân phụ huynh và sĩ tử dạo qua một vòng đường Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị, xung quanh ĐH Sư phạm, ĐH Quốc Gia… giá phòng trọ ở đây tăng đến chóng mặt.
Hầu hết các phòng thuê trọ tại những địa điểm thi đều giao động từ 100.000 – 200.000/người/ngày tăng từ 5 -10 lần so với ngày thường.
Vừa đón em từ bến xe về, khệ nệ với cả đống đồ chờ ở điểm biết Thu Thảo (ĐH Thủy Lợi) chia sẻ: “Em trọ học ở đây nên em đi thi cũng tiện không phải mất công vất vả tìm nhà trọ. Nhưng mới nghe tin khu trọ có mấy đứa có em xuống “ké” thi ĐH nhà chủ đã xuống làm giá luôn. Tiền ở, tiền điện nước theo ngày. Nhưng dù sao cũng vẫn rẻ hơn nhiều so với việc lặn lội ra ngoài thuê trọ”.
Lòng vòng quanh khu vực Cổ Nhuế cuối cùng hai bố con anh Nguyễn Văn Chiến (Thái Bình) cũng tìm được đến nhà trọ đã được người quen tìm giúp. Vừa đặt hết đồ từ xe ôm xuống, anh bảo: “Cháu thi Học viện Cảnh sát nên trước đó đã phải nhờ người quen tìm chỗ trọ gần trường cho tiện đi lại. Hai bố con ở 3 ngày rưỡi 800.000 đồng mà trước đó cũng phải đặt cọt đến 500.000 đồng rồi đấy”.
Cho em đi thi ĐH Công nghiệp nhưng địa điểm thi lại ở tận Hoài Đức, sau một ngày lang thang tìm nhà trọ, may mắn Đức được gia đình bác Thái ở gần trường cho ở nhờ. Ở cùng với hai chị em Đức còn có hai chị em nữa quê ở Thái Nguyên cũng được gia đình bác cho ở nhờ.
Trăm ngàn dốc để lên kinh ứng thí, để đến được với vũ môn. Nhưng tất cả những vất vả đường đi, gian nam đường ở ấy vẫn chẳng là gì với niềm hy vọng mà bố mẹ đã đặt chọn nơi sĩ tử.
Những gương mặt dẫu mệt mỏi, tái mét vì tàu xe, hằn sâu trong những nếp nhăm dưới làn da đen sạm vì nắng gió ruộng đồng vẫn ánh lên niềm tin khi ngày mai hàng nghìn sĩ tử bắt đầu bước đến ngưỡng cửa của vũ môn để bắt đầu hành trình hóa rồng.
Hồng Khanh