Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, dường như ai cũng đã trở nên cẩn thận giữ gìn an toàn vệ sinh cá nhân cũng như nhà cửa hơn. Vậy những chiếc xe ô tô thì sao? Dựa theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Compare the Market đã phát hiện top 5 bộ phận bẩn nhất trong nội thất xe ô tô, qua đó có thể khiến người sử dụng ô tô cân nhắc vấn đề vệ sinh xe nhiều hơn.
Compare the Market là một trang web so sánh bảo hiểm ô tô có trụ sở tại Anh Quốc, và nghiên cứu mới của họ liên quan đến việc thử nghiệm 10 chiếc xe khác nhau kiểm tra bề mặt cao cấp và hệ thống máy tính để xác định đơn vị ánh sáng tương đối (Relative Light Units, gọi tắt RLU). Số đọc RLU sau đó được so sánh với lượng Adenosine Triphosphate (ATP) thu được trong quá trình quét. Về cơ bản, khu vực kiểm tra càng bẩn thì lượng ATP càng lớn, tạo ra chỉ số RLU cao hơn. Chỉ số RLU cao đồng nghĩa mức độ bẩn thỉu, vi trùng cao.
Số lượng 10 chiếc xe được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm đủ dạng từ xe gia đình và xe sang cho tới xe van lao động. Mỗi chiếc xe đều được lấy mẫu thử nghiệm tại các vị trí: cần số, cuống đèn tín hiệu, vô lăng, ghế và dây an toàn tài xế, tay nắm cửa nội thất, kính chắn gió, màn hình cảm ứng/âm thanh, và gương chiếu hậu. Nghiên cứu cũng tiến hành quét lấy mẫu một bệ toilet tại một tòa nhà văn phòng để tiện so sánh cấp độ vi khuẩn.
Theo kết quả, khu vực bẩn nhất của xe ô tô là hệ thống âm thanh với tổng số RLU bẩn hơn 371% so với bệ ngồi trong nhà vệ sinh văn phòng. Ở vị trí thứ hai là chiếc cần số với chỉ số RLU cao hơn 331%. Kết quả này nghe thật kinh tởm, nhưng không đáng ngạc nhiên khi xem xét có bao nhiêu đồ vật mà người sử dụng ô tô từng nắm, sờ và cào trước khi chạm vào núm âm lượng hoặc màn hình cảm ứng. Ở vị trí thứ ba là cuống đèn tín hiệu, thứ tư và thứ năm là vô lăng và phanh tay.
Các kết quả khác trong cùng nghiên cứu cho thấy nội thất của một chiếc xe gia đình có thể bẩn gấp đôi so với một chiếc xe van. Vì vậy, theo nghiên cứu này, chiếc F-150 phủ bụi thạch cao của một nhà thầu có lẽ sẽ sạch hơn chiếc Lexus SUV mới cứng với hai ghế ngồi phía sau.
Nhìn chung, mục đích của nghiên cứu không phải để đánh lừa người đọc nghĩ rằng họ đang cầm lái “một bồn cầu” quanh thị trấn — hay một thứ gì đó còn bẩn hơn thế. Tuy nhiên, nó đóng vai trò như một lời nhắc nhở hữu ích để người sử dụng ô tô nên thường xuyên vệ sinh ô tô hàng ngày.
Theo Báo Giao thông
"Tiện thể" khi đi đường kéo lùi văn hoá giao thông
Đi ngược chiều tạm một đoạn đường, đi bộ tắt ngang cao tốc, không đội mũ bảo hiểm vì đi đoạn ngắn... Những thói quen xuề xoà, "tiện thể" này đang khá phổ biến ở nhiều người dân khiến văn hoá giao thông ở Việt Nam trở nên xấu xí.