- Đường đường là phố phường Thủ đô, nổi tiếng là đất thanh lịch vậy mà nhiều con phố ở Hà Nội lâu nay mang hình hài còn nhếch nhác hơn cả những chợ "cóc" ở các miền quê.

Những "chợ quê" họp trên phố này xuất hiện nhan nhản ở nhiều đường phố, chủ yếu bán các mặt hàng rau quả, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người dân sở tại.

Người bán đa phần đến từ ngoại thành và các tỉnh lân cận. Những chợ này đều mọc lên tự phát, không có cơ quan nào cấp phép hay quản lý và chủ yếu phục vụ người dân trong khu phố.

Người bán, kẻ mua tràn xuống lòng đường gây cản trở giao thông, rác thải tràn lan khiến không thể nhận ra các đường phố của Thủ đô thanh lịch.
 

Hơn một nửa chiều dài phố Lương Yên (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) không biết từ khi nào đã trở thành chợ.
Chợ trên phố Lương Yên lúc nào cũng tấp nập người mua, bán. Rau cỏ được bày tràn ra lòng đường rất cản trở giao thông.
Ngã tư phố Nguyễn Khắc Cần - Phạm Sư Mạnh (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) từ nhiều năm nay mọc lên khu chợ cóc này. Rau cỏ bày trọn một góc vỉa hè dành cho người đi bộ.

 
Chợ tràn cả xuống phần đường dành cho phương tiện giao thông trên phố Nguyễn Khắc Cần .
Hàng tôm, hàng cá thản nhiên bày dưới lòng đường phố Phạm Sư Mạnh.

 
Phố Đặng Dung (phường Quán Thánh, quận Ba Đình) họp chợ dọc vỉa hè.
Người dân quanh khu phố Đặng Dung lâu nay vẫn có thói quen mua bán dưới lòng đường như một lẽ tất nhiên.
Phố Nguyễn Khắc Hiếu (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) ngày nào cũng họp chợ từ sáng sớm.

 
Phố Pháo Đài Láng vốn nhỏ hẹp lại càng chật chội do một "chợ quê" đã hình thành từ lâu.
Toàn bộ vỉa hè bị chiếm dụng để bán hàng.
Tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên trên con phố Pháo Đài Láng vốn đã chật hẹp.
Lê Anh Dũng