Xe ô tô ngày nay đã vượt xa chuẩn an toàn của nhiều thập niên trước, không chỉ dừng lại ở phanh ABS, túi khí nhiều hay cân bằng điện tử, một số tính năng hỗ trợ người lái tiên tiến đang ngày được ưa chuộng. Chúng từ chỗ chỉ dành cho các dòng xe đắt tiền, dần tiến tới phổ cập trên các dòng xe phổ thông.

Trong số các tính năng an toàn mới nhất, việc giữ kiểm soát xe ở điều kiện thời tiết xấu được ưu tiên nghiên cứu phát triển. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ (IIHS), lái xe trong mưa có nguy cơ rất lớn bị trượt, xoay vòng hay chệch khỏi làn đường. Có đến 51% vụ tai nạn nghiêm trọng ở Mỹ xảy ra khi phương tiện mất kiểm soát khỏi làn đường của mình.

Cùng Xe VietNamNet điểm danh những tính năng nào thực sự phát huy tác dụng khi tài xế phải lái xe dưới mưa.

Cảnh báo chệch làn đường (LDW)

Cảnh báo chệch làn đường được thiết kế để giúp tránh các vụ tai nạn khi tài xế có dấu hiệu để xe của mình lấn hoặc “trôi” dần sang làn đường khác. Tùy theo từng hãng xe, hệ thống cảnh báo này sử dụng camera hoặc laser để nhận diện vạch kẻ đường, phát ra âm thanh, hoặc nháy đèn, và/hoặc rung vô-lăng hoặc ghế lái để tài xế chú ý.

 {keywords}

Thông thường, tính năng này hoạt động ở tốc độ trên 40 km/h và nó tỏ rõ hiệu quả khi tài xế di chuyển trong mưa, tầm nhìn bị hạn chế. Tại Việt Nam, tính năng cảnh báo này đang ngày một xuất hiện nhiều hơn ở các dòng xe trên dưới 1 tỷ đồng như Ford Ranger, Mazda 6.

Hỗ trợ giữ làn đường (LKA)

Đây là tính năng thường đi kèm Cảnh báo chệch làn đường nhưng cũng có thể vì giảm chi phí nên một số mẫu xe có LDW nhưng lại cắt LKA.

 {keywords}

Đúng như tên gọi của nó, LKA khi phát hiện xe đi chệch làn đường nhờ LDW, công nghệ hỗ trợ giữ làn sẽ tự động nhẹ nhàng chỉnh vô-lăng để đưa bạn trở lại đúng làn. Tính năng này cũng thường thấy ở những dòng xe cao cấp như Land Rover hay Volvo vì liên quan đến khả năng lái bán tự động. 

Cảnh báo va chạm 

Một tính năng an toàn chủ động khác giúp tầm nhìn kém khi di chuyển trong mưa lớn là Forward Collision Warning. Tính năng này hoạt động ở tốc độ từ 40 km/h trở lên và sử dụng camera độ phân giải cao để quét các phương tiện phía trước, giúp bạn duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước bằng cảnh báo âm thanh và hình ảnh.

{keywords} 

Theo IIHS, các phương tiện được trang bị cảnh báo va chạm phía trước cho thấy mức giảm tỷ lệ va chạm tới 17% cho tất cả các vụ va chạm và 30% cho các vụ va chạm từ trước ra sau có thương tích. 

Ngày nay, một số nhà sản xuất ô tô tiến thêm một bước đó là kết hợp phanh tự động với Cảnh báo va chạm phía trước trở thành trang bị an toàn tiêu chuẩn. 

Phanh khẩn cấp tự động

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động (Automatic emergency braking) có thể coi là trang bị cần thiết, nhất là khi di chuyển trên đường mà tầm nhìn bị hạn chế.

Để hoạt động, hệ thống phanh tự động dựa trên các cảm biến từ công nghệ cảnh báo, phát hiện va chạm và tự động điều khiển hệ thống phanh hoạt động nhằm tránh xảy ra va chạm.

{keywords} 

Tùy theo độ cao cấp của xe mà công nghệ này có thể hoạt động ở những tốc độ khác nhau, thông thường dao động trong khoảng 30 km/giờ. Nhưng hạn chế của hệ thống này là chưa phát huy ở tốc độ cao cũng hoặc giúp tránh hoàn toàn tình trạng “nhầm chân ga, phanh”.

Cảnh báo điểm mù

Công nghệ cảnh báo điểm mù (Blind-spot warning) giúp cảnh báo tài xế về sự hiện diện của phương tiện khác ở gần xe, ở vị trí phía sau khó quan sát được.

 {keywords}

Hệ thống này dựa trên cảm biến, phát sóng điện từ thậm chí cả camera gắn trên gương chiếu hậu quanh thân xe hoặc cản sau để phát hiện nhưng phương tiện đang di chuyển đi vào điểm mù. Khi phát hiện vật thể di chuyển vào điểm mù, hệ thống bật cảnh báo qua đèn hiển thị trên gương chiếu hậu hoặc âm thanh, thậm chí cả hình ảnh. 

Tính năng này thường được kết hợp với hệ thống cảnh báo và duy trì làn đường nhằm giúp tài xế di chuyển an toàn nhất trên cao tốc.

Hỗ trợ xuống dốc, đổ đèo

Hệ thống hỗ trợ xuống dốc HDC (Hill Desert Control) trang bị trên ô tô nhằm kiểm soát tốc độ của xe khi đổ dốc, góp phần đảm bảo an toàn, hạn chế hiện tượng mất phanh do người lái thường xuyên rà phanh. Đồng thời nếu phải di chuyển trong trời mưa, đường trơn, dốc thì tính năng này cực kỳ hiệu quả.

 {keywords}

Nguyên lý hoạt động hệ thống hỗ trợ xuống dốc HDC thường sẽ kết hợp với hệ thống phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo và động cơ, để điều chỉnh tốc độ trên từng bánh xe, nhằm tránh tình trạng xe bị trượt khi xuống dốc.

HDC cần được kích hoạt thông qua nút bấm trong ca-bin. Sau khi bạn kích hoạt chức năng hỗ trợ xuống dốc HDC ngay lập tức chip điều khiển sẽ nhận những tín hiệu phản hồi từ mặt đường để tác động lên vòng tua máy hãm tốc độ xe lại tùy theo độ dốc hỗ trợ bạn đổ đèo an toàn. Hệ thống này thường xuất hiện ở các dòng xe gầm cao, SUV cao cấp.

Đình Quý

Những tính năng an toàn ngày nay trên ô tô giúp giảm tai nạn

Những tính năng an toàn ngày nay trên ô tô giúp giảm tai nạn

Trong điều kiện giao thông ngày càng đông đúc, cùng sự phát triển của công nghệ, tiêu chuẩn an toàn đối với ô tô ngày càng được nâng lên.