Làm hết việc chứ không phải hết giờ

Đầu tiên phải kể đến là Nghị quyết 30 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV với điểm nhấn “trao quyền mạnh mẽ cho Chính phủ, Thủ tướng được quyền quyết định các biện pháp cấp bách trong phòng dịch bệnh.

{keywords}

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ 

.
Quốc hội sẽ không để xảy ra tình trạng “bắc nước sôi chờ gạo người” mà giữ vai trò chủ động dẫn dắt công tác lập pháp, vào cuộc từ sớm, từ xa.

Nghị quyết này còn đặc biệt ở tính cấp bách khi điểm nhấn này được bổ sung vào những ngày cuối của kỳ họp thứ nhất để phục vụ công tác phòng, chống dịch  Covid-19. Điều đó cho thấy sự thích ứng, linh hoạt của Quốc hội trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp.

Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, những ngày sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp bất thường, làm việc không kể ngày nghỉ, ngoài giờ để sẵn sàng tháo gỡ khó khăn kịp thời cho Chính phủ.

Sau phiên họp khẩn vài tiếng đồng hồ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 268 cho phép Chính phủ áp dụng 4 quy định khác luật để phòng chống dịch.

Đây cũng là cơ sở để Chính phủ đưa ra hàng loạt biện pháp cấp bách và nhiều cơ chế đặc thù phòng chống dịch hiệu quả.

{keywords}
Các Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thuỷ chia sẻ: Với tinh thần làm việc hết sức cố gắng, tâm huyết, trách nhiệm, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhiều lần làm việc ngoài giờ đúng như tinh thần Chủ tịch Quốc hội “làm hết việc chứ không phải hết giờ”.

Không những vậy, lần đầu tiên, Tổ công tác 24/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thành lập bên cạnh Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 với yêu cầu: “Làm việc không kể ngày đêm, tập trung trí tuệ rộng rãi để tham mưu, góp ý các cơ chế, chính sách phù hợp để sớm kiểm soát dịch bệnh”. Đây cũng là điểm sáng tạo trong hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tập hợp được những bộ óc tạo nên sức mạnh của Quốc hội

Các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây liên tục thảo luận để đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch. Trong đó phải kể đến nghị quyết 03 về hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh từ kết dư quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ sử dụng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động một lần bằng tiền. Còn người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với quy mô khoảng 8.000 tỷ đồng.

Hay như việc, Thường vụ Quốc hội đồng ý cho Chính phủ chuyển 14,62 nghìn tỷ đồng từ tiết kiệm chi vào dự phòng ngân sách trung ương để sử dụng cho phòng, chống dịch Covid-19… cũng là những động thái tích cực, đồng hành cùng Chính phủ trong lúc khó khăn.

“Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn chưa có tiền lệ, Quốc hội đã vào cuộc rất quyết liệt. Điển hình như Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong kỳ họp vừa qua đã thông qua gói 38 nghìn tỷ để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Tôi được biết là việc thông qua Nghị quyết 03 này trong thời gian ngắn kỷ lục. Qua mấy lần tôi dự các cuộc họp thảo luận về các đạo luật, tôi cảm nhận rất rõ một không khí mới rất tích cực”, TS Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhìn nhận.

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội kêu gọi các doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vượt qua khó khăn trong đại dịch

Mới đây, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế- xã hội với sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế trong và quốc tế.

Các ý kiến góp ý của chuyên gia là chất liệu quan trọng để các cơ quan của Quốc hội thẩm tra chính thức các báo cáo kinh tế, xã hội của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai tới đây.

“Đây cũng là cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, nghiên cứu và triển khai các công việc thuộc thẩm quyền để cùng với Chính phủ và cả hệ thống chính trị sớm đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội cho hay.

TS Đậu Anh Tuấn bình luận, khi Quốc hội đã tập hợp được những bộ óc quan trọng, những tiếng nói thuộc nhiều ngành nhiều lĩnh vực quan trọng sẽ tạo nên sức mạnh của Quốc hội. Với những ý kiến nhiều chiều, đóng góp rất tâm huyết, chắc chắn, đây là những nguồn thông tin rất quan trọng và bổ ích cho các hoạt động giám sát, chất vấn và thông qua những quyết sách về kinh tế quan trọng của Quốc hội.

Đối ngoại vắc xin thành công

Một điểm sáng nữa phải kể đến là công tác đối ngoại của Quốc hội cũng gặt hái nhiều kết quả đáng trân trọng, trong đó có công tác đối ngoại vắc xin.

Ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ liên tục hội đàm, điện đàm trực tuyến với lãnh đạo các Nghị viện quốc gia khác. Chủ tịch Quốc hội luôn kêu gọi các nước hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận với nguồn cung vắc xin, chia sẻ, nhượng lại vắc xin “dư dôi”, xem xét cung cấp các thiết bị y tế, thuốc điều trị Covid-19...

Tại Hội nghị AIPA lần thứ 42 được tổ chức trực tuyến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo Quốc hội/nghị viện các nước cũng đều vận động và kêu gọi hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn nữa trong phòng, chống dịch bệnh, bao gồm hỗ trợ, chia sẻ vắc xin, công nghệ sản xuất vắc xin, trang thiết bị y tế, thuốc chữa Covid-19.

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Phần Lan trong chuyến thăm Châu Âu vừa qua

Đáng chú ý là chuyến công tác châu Âu với 70 hoạt động dày đặc của Chủ tịch Quốc hội vào đầu tháng 9 đã góp phần củng cố vị thế, hình ảnh của Việt Nam đối với EU và nghị viện các nước trên thế giới.

Trong các cuộc tiếp xúc song phương, Chủ tịch Quốc hội luôn kêu gọi hợp tác quốc tế một cách mạnh mẽ, chặt chẽ để cùng nhau vượt qua dịch bệnh, hợp tác, chia sẻ vắc xin, công nghệ sản xuất vắc xin, trang thiết bị y tế. Nhờ đó đã mang về 200 nghìn liều vắc xin và vận động hơn 1.000 tỷ đồng giá trị vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19.

Tại buổi làm việc trực tuyến với Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN mới đây, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong các doanh nghiệp chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn tốt của thế giới để ứng phó với đại dịch vừa bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, cân bằng được các lợi ích về y tế với các lợi ích về kinh tế xã hội khác nhằm phục hồi phát triển kinh tế bền vững…

Theo ông Đậu Anh Tuấn, vai trò của Quốc hội trong thời gian tới càng đặc biệt quan trọng, đặc biệt là việc tạo ra một khung khổ pháp lý thuận lợi, chắc chắn và tin cậy đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, giải quyết được nhiều vấn đề lớn đang đặt ra với hệ thống pháp luật hiện tại.

“Với cách làm việc chủ động, sáng tạo và tích cực, tôi tin rằng hoạt động xây dựng hoàn thiện pháp luật của Quốc hội sẽ khởi sắc trong thời gian tới”, ông Tuấn kỳ vọng.

Thu Hằng

Hai phiên họp khẩn của Chủ tịch QH và những nghị quyết chưa có tiền lệ

Hai phiên họp khẩn của Chủ tịch QH và những nghị quyết chưa có tiền lệ

Chưa đầy 2 tháng, Chủ tịch Quốc hội đã triệu tập 2 phiên họp khẩn của Thường vụ để đưa ra những nghị quyết chưa có tiền lệ trong phòng chống dịch.