30% Vạn Lý Trường Thành đã bị hủy hoại, rặng san hô Great Barrier Reef ở Australia có nguy cơ biến mất năm 2050, CNN cho biết.

{keywords}

Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc): Với độ dài hàng nghìn km, bức tường thành được xây dựng để chống lại kẻ thù giờ đây đã bị phá hoại phần nhiều với các hình graffiti loang lổ. Theo Thời báo Bắc Kinh, 30% tường thành đã biến mất do sự xói mòn tự nhiên và sự phá hoại của con người.

{keywords}

Rặng san hô Great Barrier Reef (Australia): Rặng san hô lớn nhất thế giới này là ngôi nhà của rất nhiều các loài sinh vật biển. Các nhà khoa học cho rằng nơi này sẽ biến mất năm 2050 do biến đổi khí hậu. Đây vừa là thảm họa môi trường, vừa là tin buồn cho ngành công nghiệp du lịch tỷ đô mà rặng san hô mang lại cho nền kinh tế địa phương.

{keywords}

Đền Angkor Wat (Campuchia): Số lượng khách du lịch đến đền Angkor Wat ngày một nhiều, với mức tăng hằng năm lên tới 20%. Ngành du lịch Campuchia cho biết, hơn 2 triệu du khách đến Angkor Wat vào năm 2013. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến việc duy trì và gìn giữ quần thể di tích vàng son một thời.

{keywords}

Nhà nguyện Sistine: Bích họa bậc thầy của Michelangelo trên trần nhà nguyện ở Vatican phải mất 4 năm mới hoàn thành, nhưng nhiều du khách đến đây vẫn dùng đèn flash khi chụp ảnh bất chấp luật cấm. Khí thải carbon dioxit từ khách du lịch cũng ảnh hưởng đến tác phẩm nghệ thuật này. Năm ngoái, một hệ thống sưởi ấm và làm mát được áp dụng để làm giảm thiểu ảnh hưởng của du lịch đến nhà thờ. Các bộ cảm biến và camera xung quanh cách bức tường được dùng để theo dõi số lượng người trong nhà thờ nhằm điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho phù hợp.

{keywords}

Hang Altamira: Du khách từ nhiều năm nay vẫn ùn ùn kéo về hang Altamira ở bờ biển phía bắc Tây Ban Nha để chiêm ngưỡng những bức họa trong hang. Chính điều này làm tổn hại tới những họa phẩm Palaeolithic có tuổi thọ hơn 20.000 năm. Chính quyền Tây Ban Nha quyết định đóng cửa di tích này năm 2002. Năm ngoái, hang được mở một phần, mỗi tuần chỉ 5 du khách được chọn ngẫu nhiên vào tham quan hang và phải mặc trang phục có chất liệu đặc biệt để không làm hỏng tranh.

{keywords}

Maasai Mara: Các khu bảo tồn động vật hoang dã luôn là điểm hút khách du lịch mỗi năm và là một trong những nguồn thu chính của Kenya. Du lịch đã làm ảnh hưởng không ít tới đời sống hoang dã và môi trường ở đây.

{keywords}

Lăng mộ Tutankhamun: Vào tháng 4/2014, ngôi mộ Pharaoh ở Ai Cập đã buộc phải đóng cửa sau khi khu vực này bị nhiễm ẩm do hơi thở của du khách từ nhiều thập kỷ. Một bản sao được mở gần đó để thỏa mãn du khách, do hãng Factum Arte của Tây Ban Nha thực hiện dưới sự giám sát của Hội đồng cổ vật Ai Cập tối cao. Nhóm đã sử dụng máy quét laser và máy in độ phân giải cao để tái hiện chính xác kết cấu và màu sắc của bức tranh tường mô tả về thế giới bên kia.

{keywords}

Đền Taj Mahal (Ấn Độ): Lăng mộ người vợ yêu của hoàng đế Shah Jahan từng là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu từ thế kỷ 17. Ngôi đền đón 4 triệu du khách mỗi năm, làm ảnh hưởng tới quần thể kiến trúc. Các chuyên gia cho rằng, mực nước sông Yamura gần đó bị giảm đi cũng làm ảnh hưởng tới nền móng của khu đền.

(Theo Zing)