Cứ 20 phút lại có một vụ hiếp dâm ở Ấn Độ, trong khi Mexico City và Lima là 2 thành phố không an toàn nhất thế giới, Daily Mail tổng hợp.

1. Ấn Độ:

{keywords} 

2. Brazil:

 {keywords}

Những hình ảnh choáng ngợp của lễ hội đường phố lớn nhất thế giới Rio de Janeiro cũng không che đậy được thực tế đen tối ở Brazil, nơi bạo lực từ các băng nhóm tội phạm lan rộng và cảnh sát biến chất. Theo Bộ Y tế Brazil, tình trạng hiếp dâm tăng 157% từ năm 2009 đến 2012. Hai năm trước, một khách du lịch người Mỹ bị hiếp dâm ngay trên xe buýt công cộng trong khi bạn trai cô bị còng tay và bất lực chứng kiến. Giới chức Brazil nỗ lực giải quyết tình trạng tội phạm trước thềm World Cup năm ngoái, song tội phạm liên quan đến giới tính, mại dâm, cướp có dùng súng đối với khách du lịch vẫn là một vấn nạn.

3. Thổ Nhĩ Kỳ:

 {keywords}

Istanbul chỉ cách London một giờ bay, nhưng lại quá xa so với thế giới văn minh xét về hành xử với phụ nữ. Trong tháng 2, hàng ngàn người ở Thổ Nhĩ Kỳ xuống đường biểu tình sau cái chết thảm thương của nữ sinh 20 tuổi Ozgecan Aslan, người cưỡng lại hành động hiếp dâm của một tài xế xe buýt ở thành phố Mersin bằng bình xịt hơi cay, sau đó bị đánh ống sắt vào đầu và đâm chết. Các cuộc biểu tình nhằm rung lên hồi chuông báo động về nạn bạo lực đối với phụ nữ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

4. Thái Lan:

 {keywords}

Hàng triệu du khách đổ về Thái Lan mỗi năm, song cái chết của 2 du khách người Anh David Miller, 24 tuổi, và Hannah Witheridge, 23 tuổi, trên đảo Koh Tao hồi tháng 9 năm ngoái đã khiến nhiều người quan ngại. David bị đánh vào đầu tới chết, còn Hannah bị hiếp dâm trước khi bị giết chết. Năm 2013, cảnh sát Thái Lan đe dọa sẽ bắt giữ một sinh viên 20 tuổi người Scotland do cô tố cáo bị cưỡng hiếp mà không có bằng chứng. Cuối tháng 9 vừa qua, một nhân viên đường sắt bị tử hình vì tội cưỡng hiếp một bé gái 13 tuổi trên tàu. Theo Trung tâm thông tin bạo lực gia đình Thái Lan, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ hiện đang gia tăng tại đất nước này.

5. Ai Cập:

 {keywords}

Những năm gần đây, du khách không ngừng đổ về Sharm el-Sheikh và Hurghada. Năm 2013, một phóng viên Hà Lan 22 tuổi bị những kẻ tự xưng là nhà cách mạng lao vào cưỡng bức tập thể ở quảng trường Tahrir, Cairo. Năm 2011, nữ phóng viên cao cấp của Mỹ bị đánh đập và hiếp dâm liên tiếp ngay giữa quảng trường. Các cuộc biểu tình liên tục diễn ra năm 2013 chống lại tình trạng phụ nữ Ai Cập bị quấy rối tình dục, bị hiếp dâm tập thể nơi công động cũng như những hành vi dã man đối với phụ nữ.

6. Colombia:

 {keywords}

An ninh ở Colombia tệ hơn nhiều so với 10 năm trước, với tình trạng bạo lực tình dục ngày một lan rộng, đặc biệt đối với phụ nữ ở những nơi nghèo khó. Thủ đô Bogota của Colombia không có hệ thống tàu lửa, nhưng có mạng lưới xe buýt đỏ, từng được đánh giá là hệ thống giao thông công cộng kém an toàn nhất, theo một khảo sát của YouGov năm 2014 do tổ chức Thomson Reuters thực hiện. Theo tổ chức giám sát nhân quyền, cảnh sát tham nhũng ở Colombia rất yếu kém trong việc bảo vệ phụ nữ, các vụ hiếp dâm cũng hiếp khi được xét xử.

7. Nam Phi:

 {keywords}

Đây là một trong những nước có tỷ lệ mại dâm, xâm hại tình dục và cướp có súng cao nhất thế giới. Hơn 66.000 vụ xâm hại tình dục được báo cáo trong 2 năm 2012-2013, với tỷ lệ 127 vụ trên 100.000 người dân.

8. Morocco:

 {keywords}

Du khách nữ đến đất nước Hồi giáo cực đoan này được khuyên nên ăn mặc giản dị và kín đáo. Mặc dù giới chức cho rằng tình trạng bạo lực ở đây không phải vấn đề lớn, nhưng các du khách nữ, đặc biệt những người đi du lịch tự túc thường xuyên bị quấy rối tình dục.

9. Mexico:

{keywords}

Chính phủ Mexico ra sức bảo vệ các khu du lịch quan trọng như Cancun, Playa del Carmen, Cozumel, Los Cabos và Puerto Vallarta, nhưng tình trạng bạo lực và tội phạm có sử dụng súng vẫn còn tồn tại, đặc biệt tình trạng hiếp dâm phụ nữ trên các phương tiện giao thông công cộng là mối nguy hại đáng chú ý.

10. Kenya:

 {keywords}

Năm 2010, một khảo sát trên cả nước đưa ra con số 32% các cô gái từng trải qua bạo lực tình dục trước khi trưởng thành. Vào tháng 11 năm ngoái, một cô gái trẻ mặc váy ngắn bị tấn công làm dấy lên các cuộc biểu tình của phụ nữ phản đối tình trạng bạo lực ngày một lan rộng ở đất nước này. Bắt cóc và tấn công tình dục đối với khách du lịch cũng không phải hiếm gặp ở đây.

(Theo Zing)