Nếu như “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” thì cửa sổ của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của mỗi thành viên gia đình. Cửa sổ còn được xem là “sợi dây” liên kết giữa các không gian trong nhà với thế giới thiên nhiên bên ngoài. 

Giống như cửa chính, cửa sổ có chức năng hấp thu ánh sáng, không khí từ bên ngoài vào nhà và ngược lại. Trong phong thuỷ học, cửa sổ có chức năng quan trọng trong việc điều tiết khí mạch của ngôi nhà. 

Do đó, hình dạng, màu sắc, số lượng, chất liệu, kích thước… của cửa sổ là những yếu tố không thể xem nhẹ. 

{keywords}
Ngoài chức năng giúp lưu thông ánh sáng và không khí giữa không gian trong và ngoài nhà, cửa sổ còn là "đôi mắt phong thuỷ" của ngôi nhà. (Ảnh minh hoạ)

Với những ngôi nhà thời xưa, hình thức cửa sổ tương đối đa dạng và đa phần mang phong thái gần gũi, hoà quyện với thiên nhiên như cửa sổ hình hoa mai, hình cánh quạt. 

Trong ngôi nhà hiện đại ngày nay, chất liệu và hình dáng cửa sổ đã có nhiều thay đổi mang tính thực dụng nhưng dụng ý là như nhau, giúp con người sống chan hoà với thiên nhiên. 

Phương vị và hình dáng

Phương vị và hình dáng cửa sổ liên quan đến Ngũ hành. Gia chủ nếu biết vận dụng phù hợp có thể giúp tăng cường hấp thu năng lượng và tăng thêm sức sống cho ngôi nhà. 

Cửa sổ hình thẳng dài thuộc Mộc. Phương vị thích hợp là hướng chính Đông, chính Nam và Đông Nam của ngôi nhà. Loại cửa sổ này tạo ra bầu không khí phấn phát, giúp gia chủ có sự nghiệp thuận lợi, gia đạo hưng vượng. 

Cửa sổ hình vuông hoặc ngang dài thuộc Thổ. Hướng thích hợp nhất là chính Nam, Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc của ngôi nhà. Loại cửa sổ này tạo cảm giác yên ổn, không khí ổn định cho ngôi nhà; thích hợp bố trí ở phòng ăn và thư phòng. 

{keywords}
Cửa sổ hình tròn thích hợp bố trí ở phòng ngủ. (Ảnh minh hoạ)

Cửa sổ hình tròn hoặc vòng cung thuộc Kim. Hướng thích hợp là hướng Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc, chính Bắc hoặc Đông Bắc của ngôi nhà; giúp sinh khí ngưng tụ, tạo không khí đoàn kết. Loại cửa sổ này thích hợp bài trí ở phòng ngủ, huyền quan và phòng khách của ngôi nhà. 

Cửa sổ hình nhọn hoặc hình tam giác thuộc Hoả. Loại cửa sổ này hiếm khi sử dụng trong kiến trúc nhà ở do hình dạng sắc nhọn mang lại lực sát thương lớn. Cửa sổ hình cong thuộc Thuỷ cũng không được ứng dụng nhiều trong nhà ở. 

Số lượng

Cửa sổ chính là nơi để không khí trong nhà và bên ngoài lưu thông qua lại. Tuy nhiên nếu ngôi nhà bố trí quá nhiều cửa sổ thì dễ khiến nội khí tạp loạn, cuộc sống gia đình căng thẳng, bất hoà. 

Cửa sổ quá ít cũng khiến cho khí lưu trong nhà không thể thoát ra ngoài để hấp thu khí mới, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người trong gia đình. 

Kích thước 

Cửa sổ ở phòng khách hoặc phòng ngủ có kích thước quá lớn dẫn đến nội khí cứ thế chạy ra ngoài. Điều này dễ khiến mối quan hệ của những người trong gia đình không được gắn kết. 

Rơi vào trường hợp này, gia chủ nên thay bằng cửa chớp hoặc dùng rèm cửa để bổ khuyết. Tốt nhất nên thay bằng cửa chớp vì dễ hấp thụ ngoại khí hơn rèm cửa.

{keywords}
Rèm cửa được sử dụng để bổ khuyết khi kích thước cửa sổ phòng ngủ quá lớn. (Ảnh minh hoạ)

Với loại cửa sổ sát đất loại lớn, mùa hè có nhiều ánh sáng nắng mặt trời và khí nóng xông vào nhà. Còn vào mùa đông sẽ khiến khí ấm trong nhà nhanh chóng tản mát. Trường hợp này nên lắp thêm rèm cửa. 

Không nên lắp cửa sổ quá lớn nhưng cũng tránh thiết kế cửa sổ quá nhỏ, không tương xứng với không gian. Cửa sổ quá nhỏ sẽ khiến ngôi nhà u ám, thiếu dương khí, người sống trong nhà trở nên u sầu, thiểu não. 

Màu sắc khung cửa

Để cảnh vật bên ngoài hiện lên một cách rõ ràng và sắc nét như một bức tranh, khung cửa sổ và tường nhà nên sơn màu khác nhau. Nếu lựa chọn màu khung cửa kết hợp với phương vị sẽ có lợi hơn cho phong thuỷ ngôi nhà. 

{keywords}
Màu khung cửa sổ và màu tường khác nhau gây hiệu ứng tốt về thị giác. (Ảnh minh hoạ)

Gia chủ có thể tham khảo phương pháp phối màu cho khung cửa sổ tương ứng với 8 phương vị sau: Cửa sổ hướng chính Đông, Đông Nam nên màu vàng, màu nâu; hướng chính Nam nên dùng màu trắng, màu bạc; 

Hướng Tây Nam, Đông Bắc nên dùng màu xanh dương, màu đen; hướng chính Tây, Tây Bắc nên dùng màu xanh lá cây, xanh da trời; hướng chính Bắc nên dùng màu đỏ, màu phấn hồng. 

Kiêng kỵ 

Giữa hai bức tường đối diện không nên đồng thời mở cửa sổ, bố cục này khó “tàng phong tụ khí”, gây bất lợi cho người trong gia đình và tài vận. 

Phần đỉnh của cửa sổ nhất định phải cao hơn chiều cao của người trong nhà. Ngoài tăng thêm sự tự tin và khí chất, bố trí như vậy còn giúp người trong nhà không cảm thấy khó khăn, khom lưng khi nhìn ngắm cảnh vật qua cửa sổ. 

{keywords}
Phần đỉnh của cửa sổ phải cao hơn chiều cao của người trong nhà. (Ảnh minh hoạ)

Cửa sổ tốt nhất nên mở ra ngoài hoặc đẩy về hai bên. Cửa sổ đẩy vào trong vừa chiếm không gian vừa dễ khiến người trong nhà trở nên nhát gan, dè dặt. 

Được xem là “đôi mắt phong thuỷ” của ngôi nhà nên phải đảm bảo mọi cửa sổ trong nhà đều dễ mở. Mỗi ngày nên mở cửa sổ ít nhất 1 lần để không khí lưu thông. Nếu cửa sổ hư hỏng phải sửa chữa ngay, phần kính cửa sổ bị nứt hoặc hư hỏng phải lập tức thay mới vì để lâu dễ gây bệnh về mắt. 

Muốn sinh vượng hoặc hoá sát, nên trồng cây ở ban công

Muốn sinh vượng hoặc hoá sát, nên trồng cây ở ban công

Nếu từ ban công nhìn ra ngoài nhà không có bất kỳ hình sát nào, gia chủ có thể trồng các loại cây cảnh có hiệu quả sinh vượng. Ngược lại, có thể trồng các loại cây có tác dụng hoá sát. 

Phương Anh (tổng hợp)