2014 được coi là một năm "bội thu" về các khám phá động vật mới, với nhiều phát hiện rất đáng chú ý và thú vị. Dưới đây là những động vật mới phát hiện gây sửng sốt nhất trong năm nay, theo bình chọn của trang Discovery.

Nhện to bằng chó con

{keywords}

Các hãng truyền thông lớn trên thế giới mùa thu này đều đồng loạt đưa tin về việc nhà côn trùng học Piotr Naskrecki đã chạm trán với thứ mà ông chỉ mới nhìn thấy 3 lần trong vòng 10 - 15 năm nay: nhện ăn thịt chim Nam Mỹ, danh pháp khoa học Theraphosa blondi - giống nhện lớn nhất thế giới, theo sách Kỷ lục Guinness thế giới.

Nhện Theraphosa blondi có thể phát triển tới cân nặng 170g và các chân đạt chiều dài tối đa khoảng 30cm. Với phần thân tương đương một nắm tay lớn, loài nhện này trông khá kỳ dị và đáng sợ. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm cho con người.

Côn trùng thủy sinh "khủng" nhất thế giới

{keywords}

Được phát hiện ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, loài côn trùng thủy sinh lớn nhất trên thế giới có sải cánh tới hơn 21cm. Theo Bảo tàng côn trùng Trung Quốc, người dân địa phương ở ngoại ô thành phố Thành Đô đã đem tới đây một mẫu côn trùng lạ, tương tự như con chuồn chuồn khổng lồ với những chiếc răng dài hồi đầu tháng 7. Loài sinh vật này có nguồn gốc ở Trung Quốc và Việt Nam. Trước đó, ở Nam Mỹ, người ta cũng tìm thấy các cá thể côn trùng này, nhưng chúng chỉ có chiều dài sải cánh là 19,1cm.

Ngoài kích thước "khủng" hiếm có, đủ lớn để che khuất mặt người, loài côn trùng thủy sinh lớn nhất trên thế giới còn được ghi nhận có khả năng kiểm tra chất lượng nước giúp con người. Điều này là vì, cơ thể của chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi độ pH của nước cũng như sự hiện diện của nguyên tố vi lượng các chất ô nhiễm. Nếu nước có biểu hiện bị ô nhiễm, chúng sẽ tìm kiếm các vùng nước sạch khác để sinh sống.

Tôm tít khổng lồ

{keywords}

Một ngư dân ở Florida, Mỹ đã tình cờ câu được con tôm tít (còn gọi là tôm tích, bề bề) khổng lồ, dài tới 46cm. Do tôm tít có thể tấn công bằng đuôi nên người ngư dân đã phải rất cẩn thận giữ nó để chụp hình, trước khi thả nó trở về với biển khơi.

Theo các chuyên gia, tôm tít sở hữu cặp càng giống của bọ ngựa, và thường sinh trưởng ở những vùng biển ôn đới hoặc nhiệt đới. Thị giác cực tốt giúp chúng có thể nhận diện và phân biệt được nhiều loại san hô cũng như nhiều loại mồi khác nhau dưới biển sâu.

"Thủy quái tí hon"

{keywords}

Con "thủy quái tí hon" này đã làm dậy sóng cộng đồng mạng khi một đoạn video ghi lại cảnh bắt sống nó được đăng tải lên Internet. Bất chấp hình dáng dị thường, nó là một động vật không xương sống sở hữu nhiều cánh tay, có thể phát triển tới chiều dài gần 1 mét. Món ăn ưa thích của loài động vật này là các sinh vật phù du. Chúng có thể mọc lại các cánh tay đã bị đứt gãy.

Hươu "ma cà rồng" tái xuất

{keywords}

Sau 60 năm vắng bóng, loài hươu "ma cà rồng" vừa được các nhà khoa học ghi nhận xuất hiện trở lại tại khu vực tỉnh Nuristan, phía đông bắc Afghanistan vào mùa thu này. Hươu "ma cà rồng", còn gọi là hươu xạ hương Kashmir, danh pháp khoa học Moschus cupreus, là 1 trong 7 loài có nguy cơ tuyệt chủng ở châu Á.

Theo Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS), loài hươu quý hiếm này sống trên các sườn núi hiểm trở của phía đông bắc Afghanistan, nơi đây có đồng cỏ tươi tốt, nhiều cây bách xù và đỗ quyên cùng với các mỏm đá gồ ghề. Chỉ có hươu xạ đực mới có cặp răng nanh giống như cặp ngà, mọc chìa ra để hấp dẫn con cái trong mùa giao phối.

Nạn săn bắt trộm và việc mất môi trường sống tự nhiên đã khiến loài sinh vật này đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Cá mập "ngoài hành tinh"

{keywords}

Hồi tháng 5 vừa qua, các ngư dân Nhật Bản đã bắt được một con cá mập miệng rộng vô cùng hiếm gặp, thuộc loài Megamouth ở khu vực biển sâu 800m. Nó là một con cá mập cái có chiều dài khoảng 4m và nặng gần 680kg. Cá mập Megamouth được tin là có thể đạt đến chiều dài tối đa 5 mét, cư trú ở sâu dưới biển và chỉ lên bề mặt vào ban đêm để kiếm ăn.

Với ngoại hình kỳ dị và chiếc miệng rộng ngoác, cá mập Megamouth khiến người ta liên tưởng ngay tới một loài sinh vật đột biến hay động vật ngoài hành tinh nào đó. Không giống những họ hàng cá mập dữ tợn khác, loài cá mập này được coi là "hiền lành" hơn vì chủ yếu chỉ ăn các sinh vật nhuyễn thể và động vật phù du.

Mực ống khổng lồ

{keywords}

Hồi đầu năm 2014, một tàu cá đã đánh bắt được một mực ống cái khổng lồ, dài khoảng 3,5 mét và nặng tới 350 kg ở độ sâu khoảng 1.200 - 1.800 m, ngoài khơi bờ biển Ross ở Nam Cực. Con vật khổng lồ này đã được đưa vào Bảo tàng Te Papa Tongarewa ở New Zealand bảo quản ướp lạnh kể từ đó đến nay.

Đây là cá thể mực ống khổng lồ nguyên vẹn, có cân nặng lớn thứ hai từng được biết đến. Cá thể lớn nhất từng được phát hiện nặng khoảng 500 kg.

Mực khổng lồ Nam Cực có chiều dài cơ thể ngắn hơn so với một số loài mực khác, nhưng được cho là loài mực giữ kỷ lục về khối lượng.

"Quái vật biển sâu" hiếm gặp

{keywords}

Các du khách chèo xuồng ở Baja, Mexico hồi đầu năm nay đã may mắn tiếp xúc gần với một con cá oarfish - loài sinh vật vô cùng hiếm gặp, thường gắn liền với những câu chuyện thần thoại về quái vật biển sâu.

Theo các chuyên gia, cá oarfish có thể phát triển tới chiều dài hơn 15 m. Chúng được coi là loài cá có xương dài nhất thế giới và thường được tìm thấy ở độ sâu gần 1km. Vì vậy, việc 1 con cá oarfish được phát hiện bơi ngay cạnh một chiếc xuồng trong vùng nước nông gần bờ ở Baja là điều khác thường.

Tuấn Anh (Theo Discovery)