Để nhanh chóng đưa được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển quốc gia đi vào cuộc sống thì trước hết “đường lối”, “chính sách”, “giải pháp”… phải được trình bày một cách hết sức rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu, tránh tình trạng chung chung ai hiểu thế nào cũng được.

Đồng thời, các văn bản trình các cấp có thẩm quyền quyết định về  “đường lối”, “chính sách”, “giải pháp”… (Báo cáo của Trung ương trình Đại hội Đảng toàn quốc; Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội…) phải có phần “giải thích thuật ngữ” đi kèm. Khi thông qua văn kiện ở Đại hội Đảng, cấp thông qua văn kiện quyết định luôn cả nội dung “giải thích thuật ngữ”. Xin kiến nghị trong thời gian ngắn nhất bổ sung điều vừa nêu.

Làm được điều này thì những người có trách nhiệm triển khai thực hiện đường lối, chính sách tiết kiệm được rất nhiều thời gian, như một vài thí dụ tôi nêu trong các bài trước.

{keywords}
Ở góc độ lập pháp, cần cải tiến, thậm chí cải cách việc tổ chức các kỳ họp Quốc hội

Ở góc độ lập pháp, cần cải tiến, thậm chí cải cách việc tổ chức các kỳ họp Quốc hội theo hai hướng: (i) Kéo dài thời gian họp để mỗi khóa Quốc hội và kỳ họp thông qua được nhiều văn bản pháp luật nhất. (ii) Tiết kiệm thời gian nhiều nhất có thể cho từng đại biểu, nhất là đại biểu kiêm nhiệm.

Mặc dù tỷ lệ đại biểu chuyên trách đã tăng lên khá cao, nhưng tỷ lệ đại biểu kiêm nhiệm vẫn còn rất lớn, lại rơi vào những người giữ trọng trách trong hệ thống chính trị nước nhà, ở cả trung ương lẫn địa phương. Vậy mà mỗi năm họ phải vắng mặt tại cơ quan ít nhất 2 tháng để dự họp Quốc hội. Dù muốn hay không, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xử lý công việc của các đại biểu đó.

Hiện nay trên thế giới, còn rất ít nước họp Quốc hội theo cách của ta. Một số nước vẫn họp Quốc hội tại trụ sở như ta, nhưng thời gian mỗi kỳ họp rất ngắn.

Chẳng hạn ở Trung Quốc có 3.000 đại biểu Quốc hội, nhưng kỳ họp chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Rất nhiều nước Quốc hội họp gần như quanh năm, nhưng chỉ bắt buộc từng dân biểu đến trụ sở Quốc hội, trong thời gian Quốc hội họp để tự mình bỏ phiếu, sau đó về cơ quan làm việc.

Vì vậy, không ngạc nhiên khi nhìn hội trường họp Quốc hội thì rất vắng người, nhưng khi công bố kết quả bỏ phiếu thì bao giờ cũng đủ số đại biểu, thậm chí, chỗ ngồi trong hội trường ít hơn số đại biểu. Quốc hội nước Anh có 650 dân biểu và tất cả thành viên nội các phải là đại biểu Quốc hội, nhưng hội trường họp chỉ có 450 ghế.

Từ đó, nên chăng Quốc hội ta nên kéo dài thêm nhiều hơn nữa số ngày mỗi kỳ họp và chia làm hai phần: Phần 1, chỉ có đại biểu chuyên trách tham dự. Và phần 2, tất cả đại biểu tham dự với thời gian vừa đủ để thực hiện các công việc liên quan đến bỏ phiếu, bao gồm cả phiên họp dành cho đại biểu chất vấn thành viên Chính phủ cũng được xem là hình thức bỏ phiếu.

Chống trì trệ trong môi trường kinh doanh 

Theo quan sát của người viết, nhánh hành pháp hiện là nơi trú ngụ nhiều tệ “trì trệ” và quan liêu. Xin nêu vài gợi ý nhỏ.

Thứ nhất, các loại “giấy phép con” là những con “virus trì trệ” bự đang tác oai, tác quái gây nên sự chậm trễ trong phát triển kinh tế đất nước. Vấn đề này đã được nói nhiều, viết nhiều, làm nhiều, đặc biệt là Văn phòng Chính phủ, nhưng chủ yếu là mới “tìm diệt”.

Văn phòng Chính phủ thừa ủy quyền Thủ tướng đến các bộ xem có bao nhiêu giấy phép, rồi ra quyết định xóa các giấy phép con “thừa”. Nay cần truy tận gốc để giảm thiểu sự ra đời giấy phép con. Hiện nay đây là việc rất cấp bách, bởi do đại dịch Covid-19, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường rất lớn; số doanh nghiệp cần thay đổi ngành nghề kinh doanh để tồn tại quá nhiều.

Theo tôi, về mặt pháp luật, trong vòng khoảng 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem thật kỹ để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng trình cấp có thẩm quyền sửa mấy điều như thêm, bớt ngành nghề cấm kinh doanh. 

Bên cạnh đó là xem thật kỹ nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Xóa bỏ bớt danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì hiện nay quá nhiều, quá tràn lan. Những ngành nghề bắt buộc phải kinh doanh có điều kiện, chẳng hạn ngân hàng… thì xem kỹ những “điều kiện” ghi trong luật và nhất là văn bản dưới luật để xóa bỏ càng nhiều càng tốt các “điều kiện” vốn đã “thừa” ngay từ đầu hoặc không còn phù hợp trong điều kiện mới.

Thứ hai, theo quy định, nhiều báo cáo của Chính phủ trước khi trình Quốc hội, cần phải trình Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương. Nên chăng không làm theo cách “hai trong một”, tức 2 báo cáo cùng một nội dung như hiện nay, mà báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương viết thật ngắn, rõ ràng những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo, chủ yếu là mục tiêu cần đạt; phương hướng chính; dự báo những mặt trái, rủi ro khi thực hiện để có phương án xử lý khi “sự cố’ xảy ra.

Khi phân công nhiệm vụ, nhất là nghị quyết của Chính phủ hàng tháng, cần ghi ngắn gọn, dễ hiểu, nhưng phải đầy đủ, rõ ràng các yếu tố: việc gì; ai làm; làm trong thời gian bao lâu; kết quả, mục tiêu cần đạt. Khi kiểm điểm công tác cũng phải nêu đủ bấy nhiêu yếu tố. Phải khắc phục nhanh tình trạng chung chung bằng các từ “cần”; “phải”; “nên”… từ việc giao nhiệm vụ đến kiểm điểm kết quả công việc.

Trong điều hành, nhất là những lúc nước sôi lửa bỏng như hiện nay, khi giao nhiệm vụ cần ghi kèm các điều kiện “rút gọn” quy trình, tức phải thực hiện đủ các bước, các khâu công việc theo quy định, nhưng giảm tối đa thời gian thực hiện.

Trong quá khứ cũng như hiện tại, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm làm việc này, chẳng hạn, chọn nhà thầu cung cấp vắc xin vừa qua, hay cơ chế nhân đôi công trình…

Hải Lộc

Quy hoạch cán bộ cũng tạo ra trì trệ

Bài 2: Quy hoạch cán bộ cũng tạo ra trì trệ

Như phần trước đã nêu, sự “trì trệ”, chậm chạp đã bén rễ ở rất nhiều lĩnh vực, mà công tác cán bộ, đặc biệt là khâu quy hoạch cán bộ, cũng không phải là ngoại lệ.