Tang lễ của GS Võ Quý - nhà bảo tồn thiên nhiên hàng đầu Việt Nam – diễn ra trong ngày hôm nay 16/1.

GS Võ Quý đã qua đời ngày 10/1, thọ 88 tuổi.

Trong sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của mình, GS Võ Quý được biết đến với các nghiên cứu tiên phong về động vật hoang dã của Việt Nam và những nỗ lực của mình để khôi phục lại môi trường sống nhiệt đới đã bị phá hủy.

"Có thể gọi ông là người cha bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam" - David Hulse, phụ trách văn phòng Hà Nội của tổ chức môi trường WWF quốc tế 1992 - 1999 nói với phóng viên  The New York Times như vậy.

GS Võ Quý là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hội đồng Vườn quốc gia và Khu bảo tồn quốc tế (WCPA/IUCN), Hội đồng quốc tế về Bảo vệ các loài nguy cấp (SSC/IUCN).

GS Võ Quý làm việc ở Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (sau này là ĐHQG Hà Nội); tham gia giảng dạy ở nhiều trường ĐH trong nước và Anh, Mỹ.... Ông còn là người đứng đầu hoặc là người sáng lập và thành viên tích cực của nhiều tổ chức như Tổng hội Các nhà sinh học Việt Nam, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam…

GS Quý theo chuyên ngành Điểu loại học ngay từ khi bắt đầu giảng dạy tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956). Ông đã cùng các đồng nghiệp, học trò lập hồ sơ cho 1.000 loài và phân loài chim ở nước ta.

Ông là tác giả của 14 cuốn sách, tiêu biểu như: "Chim Việt Nam" (tập 1, 2), "Cuộc sống các loài chim", "Danh mục các loài chim Việt Nam"...; là dịch giả chính của ba cuốn sách về môi trường đồng thời cũng là tác giả của hơn 100 công trình khoa học đã công bố trong nước và nước ngoài.

Ông được trao tặng nhiều phần thưởng quý giá. Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời ông – nhà sinh học hàng đầu Việt Nam.

{keywords}

GS. Võ Quý và phu nhân năm 1955

{keywords}

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và GS. Võ Quý, một trong nhiều lần Đại tướng về thăm và làm việc tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

{keywords}

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tham gia chủ trì Hội nghị khoa học sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một lần về thăm và làm việc tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS. Võ Quý đứng bìa phải của ảnh

{keywords}

Hình ảnh GS. Võ Quý đi thực địa trong các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

{keywords}

Ông đã tiến hành nghiên cứu thực địa của mình trong suốt chiến tranh và cho xuất bản cuốn sách đầu tiên vào năm 1975

{keywords}
Kỷ yếu 100 năm ĐHQG Hà Nội ghi nhận: "Ông dành nhiều tâm sức để nghiên cứu về đa dạng sinh học, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, thiết lập và quản lý các khu bảo tồn, giúp đỡ các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững.
{keywords}

Trong sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của mình, GS Võ Quý được biết đến với các nghiên cứu tiên phong về động vật hoang dã của Việt Nam và những nỗ lực của mình để khôi phục lại môi trường sống nhiệt đới đã bị phá hủy.

{keywords}

GS. Võ Quý giới thiệu một số phần thưởng cao quý do các tổ chức quốc tế

trao tặng

{keywords}

Ông được trao tặng nhiều phần thưởng quý giá: Huy chương vàng về thành tích bảo vệ động vật hoang dã và xây dựng khu bảo vệ thiên nhiên do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) trao tặng (1988)

{keywords}

Ông có huy chương John Philipps của

Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN)

{keywords}

{keywords}

GS Võ Quý cũng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến ngày hôm nay nhận bằng Danh dự Global 500 của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (1992). Bên cạnh đó, còn có giải thưởng hạng nhất của Đức về bảo vệ môi trường sinh thái (1994); nhận giải thưởng về môi trường của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ (1995)....

{keywords}

Hai trong nhiều cuốn sách khoa học làm nên tên tuổi của GS. Võ Quý

Ngân Anh tổng hợp

Ảnh: Bùi Tuấn (ĐHQG Hà Nội)