Chắc hẳn cái này ai tham gia đấu trường công lý cũng biết: Liên Minh Huyền Thoại là tựa game 5 người, yêu cầu phối hợp với đồng đội để chiến thắng”. Tuy nhiên, câu đó nói thì dễ mà làm mới khó, không ít người đâm vào những tình tiết “Khóc không được mà cười không xong” bên cạnh đồng đội bất hủ của mình. Vậy ở Việt Nam, người chơi ngán nhất đồng đội “theo thể loại gì”?

 

1. Ngôn ngữ đả kích

Ngôn ngữ đả kích chính là biểu hiện nhẹ nhàng nhất mỗi khi các thành viên trong đội có mâu thuẫn. Chơi Liên Minh Huyền Thoại cũng như cuộc sống, đôi khi chúng ta vấp phải những tình huống không như ý, phối hợp chệch khớp với nhau. Thêm vào đó, không ai hoàn hảo cả, ai cũng phải mắc một số lỗi cá nhân trong từng khoảnh khắc nhất định nên bất hòa xảy ra là chuyện đương nhiên.

Bản tính Troll ăn sâu vào máu.

Tuy nhiên, cái cách game thủ Việt Nam xử sự thì không thể chấp nhận được. Không nhiều người giữ được bình tĩnh trước tình huống mắc lỗi đồng đội, thậm chí chửi bới, đả kích ngôn ngữ mạnh mẽ. Khi bị đả kích như vậy, nạn nhân thường rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lí, chơi đã tệ nay còn tệ hơn.

Dù sao, đối tượng này còn dễ chịu hơn nhiều so với những đối tượng khác bởi họ vẫn cần chiến thắng, họ vẫn tiếp tục thi đấu để giành chiến thắng. Thêm vào đó, game thủ không quá khó khăn để đối phó vì chỉ cần Mute Chat, câu chuyện được giải quyết tới 70-80%. “Cơm không lành, canh chẳng ngọt” nhưng đồng đội như vậy vẫn dễ thở hơn một số đối tượng sau đây.

Mute là phương pháp tình thế.

2. Đồng đội thể hiện

Một khi đã là game thủ, ai cũng có “cái tôi” riêng, thích thể hiện tài năng, thích phá đảo thế giới ảo. Cái đó không sai, không có lỗi vì do bản tính mỗi con người nhưng nên dừng lại có mức độ mà thôi. Đôi khi chúng ta chứng kiến cảnh đồng đội “Múa may quay cuồng” xong lăn quay lên bảng đếm số mà chẳng giải quyết vấn đề gì, ai chả sôi máu lên bởi bản thân mình chẳng làm gì lại phải chịu ảnh hưởng không đâu vào đâu cả.

Gặp những người đồng đội như vậy, dù người chơi có tốt đến mấy cũng bị ảnh hưởng đôi phần nho nhỏ. Ở trong game, khi đi đường đơn mà người đi rừng tạ, bản thân tất cả các đường đều chịu thua thiệt ít nhiều. Ngoài ra, trong một số tình huống lãng xẹt chẳng hạn, tâm lí ức chế, máu sôi lên não nổi lên, bản thân game thủ lâm vào tình huống mất cân bằng. Buồn cười thay, sau tình huống mắc lỗi ấy, đa số mọi người lại đổ lỗi cho kẻ mắc lỗi vô cớ trước đó.

Thua do mình không có lỗi, ai chả khó chịu.

3. Giận dỗi, tự ái dẫn tới Troll Game, Phá Game

Troll Game và Phá Game là đối tượng tiếp theo được nhắc đến. Các đối tượng này bao gồm: Afk, phá game, Quiter, Feed,... Khác hẳn với 2 đối tượng trên, các thể loại Troll Game và Phá Game gần như không còn nhuệ khí chiến đấu, chỉ muốn phá bĩnh người khác và xác định thua trận đó, tìm trận mới cho xong.

Nghỉ cho lành, thua sâu quá sao bật!!!

Dẫu biệt nhóm đồng đội này đến từ 2 lí do khách quan như mất điện, mất mạng,… nhưng con số này rơi vào tầm quá nhỏ. Ở Việt Nam, những game thủ lớn ngang tầm thanh niên… sắp lấy vợ nhưng lại mang trong mình dòng máu của cậu nhóc còn đang học cấp 1, cấp 2. Cũng giận dỗi, cũng đe dọa như ai rồi sau đó đồng đội nịnh lên nịnh xuống mới chịu xuất trận.

Đáng tiếc, họ nghĩ mình được nịnh lại càng ảo tưởng sức mạnh bản thân, ra vẻ “Không có mình cả thế giới sụp đổ”. Sự thật hoàn toàn ngược lại, đồng đội chỉ cố gắng cho qua để thoát khỏi “Kiếp nạn” càng nhanh càng tốt mà thôi.

Đôi khi, game thủ ảo tưởng sức mạnh quá mức.

4. Ghét nhau từ thời còn chưa gặp nhau

Trong Liên Minh Huyền Thoại, các game thủ không quá khó để chứng kiến vụ cãi vã nhau mà không rõ nguyên nhân. Đơn giản, phong cách thi đấu không hợp nhau, lại hay xỉa xói, kích đểu nhau trong trận đấu. Với nhiều người vui tính, họ nôm na nói rằng: “Ghét nhau từ trong Trứng”!!!

Ở Rank cao, huynh đệ tương tàn là chuyện đương nhiên.

Tình trạng này không dễ gặp ở Rank thấp nhưng lại khá phổ biến với các Top game thủ. Khi là top đầu trong bảng xếp hạng, chuyện gặp nhau đi gặp nhau lại như cơm bữa nên đã xác định ghét ai, họ phá đến tận cùng. Ví dụ như cùng Team với người mình ghét, mình sẽ Troll còn khi khác đội, mình sẽ nghiêm túc thi đấu, đẩy họ xuống bậc dưới chẳng hạn.

Với biểu hiện này, cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại kết luận đây là hình thức bậc cao nhất của Troll. Vừa có văn hóa, vừa có mục đích lại vừa có chủ định nhất định (tạo điều kiện cho đồng đội nhảy rank), tất cả các máy chủ trên thế giới đều có hiện tượng này. Hơi buồn một chút vì ở Việt Nam, gần như chẳng ai qua mặt được SOFM cả.

Nhưng chắc chả ai qua mặt nổi SOFM ở Việt Nam.
 
Theo Trí Thức Trẻ