- Đứng trước vành móng
ngựa, trước khi bị HĐXX tuyên án, mỗi bị cáo đều có quyền được nói lời sau cùng.
Trong các phiên xử, người ta được nghe nhiều lời sau cùng đầy chau chuốt, "có
cánh" của các bị cáo.
Lời sau cùng dài và trau chuốt nhất
Một trong những bị cáo có lời nói sau cùng dài và trau chuốt nhất phải kể đến
Nguyễn Đức Nghĩa. Trong phiên sơ thẩm tại TAND TP.Hà Nội, Nguyễn Đức Nghĩa nói:
“Kính thưa toà, thưa hội đồng xét xử, thưa đại diện viện kiểm sát,
kính thưa chú Ba, thưa bác Thành, kính thưa cha mẹ, thưa toàn bộ quan
khách có mặt trong phiên toà ngày hôm nay. Điều đầu tiên tôi muốn nói, một lần
nữa tôi thú nhận, nhận tội, nhận tất cả những hành vi, tội ác của mình, vì giết
người, cướp tài sản của tôi. Một lần nữa tôi thú nhận với tất cả mọi người điều
đó.
|
Nguyễn Đức Nghĩa nói lời sau cùng tại phiên tòa sơ thẩm. |
Điều thứ hai, dù rất muộn màng rồi, tôi cũng muốn gửi lời xin lỗi, chính xác là
lời tạ tội vong hồn của Linh, với gia đình, thân nhân, bạn bè của Linh vì những
tổn thất quá là kinh khủng và ghê gớm mà tôi đã gây ra cho họ. Tôi cũng muốn
gửi lời xin lỗi đến Yến với cả gia đình của Yến, vì mọi người đã rất tin tưởng
tôi mà đến nay, tôi lại làm cho mọi người không những bị ảnh hưởng rất lớn về
vật chất và tinh thần, mà thậm chí lại còn khiến cho Yến có thể sẽ vướng vào
vòng lao lý.
Tiếp theo, tôi muốn xin lỗi bố mẹ, tất cả những tháng ngày, từ khi sinh con ra
đến tận bây giờ, bố mẹ đã dành cho con, sự yêu thương, chăm sóc tốt nhất có thể
có, vậy mà đến giờ phút này, vẫn gần gũi là bố mẹ….
Ngoài ra thì tôi cũng muốn gửi lời xin lỗi tới tất cả mọi người có mặt tại phiên
toà ngày hôm nay và cũng muốn thông qua những đại diện của cơ quan truyền thông
có mặt rất nhiều tại phiên toà ngày hôm nay cho được gửi lời xin lỗi chân thành
tới tất cả mọi người ở bên ngoài xã hội quan tâm đến vụ án này có thể là những
người quen biết... với tôi.
Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất về những hành vi của mình đã
gây ra. Và tôi xin khẳng định một điều rằng, dù cho bản án mà sắp
tới hội đồng xét xử phán xét tôi có là như thế nào đi chăng nữa,
chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ kháng án, xin lật lại vụ án. Vì
với tôi những tội ác tôi đã gây ra khủng khiếp như thế thì dù có là
mức án nào đi chăng nữa cũng là quá nhẹ, thậm chí rằng, có tử hình
hàng trăm, hàng nghìn lần tôi thì có chăng chỉ có thể giúp cho thân
nhân của Linh, gia đình chú Ba vơi bớt phần nào sự căm hận với bản
thân kẻ tội phạm như tôi. Và thêm phần nào nữa có thể giảm bớt sự
bức xúc của dư luận chứ không thể làm thế nào bù đắp được tội lỗi
mà tôi đã gây ra.
Tôi chỉ có mong ước rằng, thời gian trôi đi, khi mà giây phút đền tội
của tôi đã qua, còn một ai đó, có thể có mặt trong phiên toà ngày hôm
nay, có thể biết phiên toà này qua những phương tiện truyền thông, nghĩ
về tôi như là nghĩ về một con người bình thường, trên đường đời của
mình đã gục ngã, đã vấp phải sai lầm không thể tha thứ được, đã
phải trả giá cho tội ác mình gây ra chứ không phải nghĩ về tôi như
một tên giết người máu lạnh, tôi xin hết ạ”.
Lời "có cánh" dành cho người yêu đã chết dưới tay mình
Ngày 28/12/2010, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ án giết người, bị cáo
Nguyễn Ngọc Tuấn nằm trên chiếc cáng được đưa vào phòng xét xử.
Sau khi giết
người yêu bằng 11 nhát đâm, Tuấn đã nhảy xuống từ tầng 3 nên hắn đã bị liệt. Nằm
trên cáng, dưới vành móng ngựa thân hình xanh xao, co quắp, nhưng những lời Tuấn
thốt ra là một thứ âm thanh rõ ràng, khúc triết.
|
Lời "có cánh" dành cho người yêu đã chết dưới tay mình
|
Được nói lời sau cùng, bị cáo này dùng toàn từ bay bướm: "Bị cáo đã gây ra tội
lỗi tày trời, bị cáo không còn là con người nữa, bị cáo là quỷ dữ đã giết cả
người yêu mình. Bị cáo xin tạ lỗi trước vong linh Ngân và xin tạ lỗi trước gia
đình bị hại. Đối với bị cáo, bản án nào giờ đây cũng không quan trọng nữa, chỉ
mong mọi người khi đi qua nấm mồ của bị cáo thì đừng nhìn bị cáo như một kẻ giết
người máu lạnh. Những ngày trong trại giam, bị cáo đã phải sống trong nỗi đau
đớn về tinh thần và thể chất. Bị cáo nếu có được sự khoan hồng của Nhà nước, chỉ
mong được một lần đứng trước mộ Ngân mà tạ lỗi với cô ấy".
Tỏ vẻ ăn năn, Tuấn nằm trên cáng khẩn khoản: "Bị cáo mong có thể làm được một
việc có ý nghĩa sau cùng là xin được hiến xác cho bệnh nhân ghép nội tạng”.
Phút "xuất thần" của bị cáo Tây
Ngày 29/9, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Gurung Nirmala mức án 5
năm tù giam về tội Lưu hành các giấy tờ có giá giả. Theo cáo trạng, từ thàng
9/2009 đến cuối tháng 11/2009, Nirmala đã thực hiện trót lọt nhiều vụ mua điện
thoại bằng thẻ tín dụng giả, thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.
Trong suốt phiên tòa, Gurung Nirmala tỏ ra không hiểu tiếng Việt, chỉ sử dụng
toàn tiếng Anh. Mỗi lần Tòa hỏi, bị cáo này đều có người phiên dịch dịch lại cho
bị cáo và ngược lại.
Nhưng đến cuối phiên xử, khi vị chủ tọa vừa dứt lời: “Cho phép bị cáo nói lời
sau cùng”, phiên dịch viên chưa kịp thông dịch, Nirmala đã khiến HĐXX và người
dự khán "choáng" khi bị cáo bỗng cất lời bằng tiếng Việt khá chuẩn: “Xin tòa cho
bị cáo được hưởng án nhẹ. Bị cáo còn mẹ già và hai con nhỏ...”.
Giải thích cho phút "xuất thần" của mình, bị cáo này cho biết, được cô được bạn
tù dạy tiếng Việt trong thời gian bị tạm giam ở Chí Hòa nên có thể… nghe, hiểu
và nói đôi câu tiếng Việt.
T.N