- “Lái tàu thì có gì khó. Mỗi việc ngồi lên tàu rồi bật các hệ thống điều khiển đã được lập trình sẵn. Đường vắng, đi nhanh; đường đông, đi chậm lại. Đơn giản như vậy, cớ hà làm sao mà cánh tài xế tàu hỏa cứ đâm người như cơm bữa”. Nhưng rút cuộc, mọi suy nghĩ ấy đều tan biến, khi tôi quyết định lên đầu máy, theo chân tài xế tàu hỏa đi từ Bắc vào Nam.

Vô vàn những hiểm họa trước mũi tàu hỏa vẫn hiện hữu hàng ngày trên đường sắt, trên những con đường ngang, có thể xẩy ra tai nạn bất cứ lúc nào. Và những con số thống kê về số người chết vì tai nạn đường sắt những năm qua đã nói lên thực trạng rất đáng báo động này.  

Sau vụ tai nạn kinh hoàng tại cầu Ghềnh (Đồng Nai), PV VietNamNet đã trực tiếp ghi lại từ buồng máy tàu hỏa (SE5) những hình ảnh, hiểm họa thực tế trong hành trình vào Nam.


Ký biên bản kiểm tra an toàn trước khi khởi hành từ ga Hà Nội
Một chuyến đi người lái tàu thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, chỉ khi rời ghế nóng mà không xẩy ra tai nạn, đảm bảo đúng giờ, tiết kiệm nhiên liệu thì họ mới an tâm được 

Trên các đường ngang giao cắt với đường sắt, những loại phương tiện như thế này vẫn thường xuyên tạo ra những mối hiểm họa đối với an toàn giao thông đường sắt.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt đã bị người dân chiếm dụng từ lâu để làm sân nhà, điểm tập kết hàng hóa...

Trước mũi tàu là con đường bé nhỏ như ngõ ngách đường bộ. Người dân sinh sống ở đây (giữa trung tâm Hà Nội) đã chiếm dụng hành lang đường sắt làm vỉa hè từ lâu...
 
Tàu hỏa chạy song song với các phương tiện đường bộ mà không hề có hàng rào bảo đảm phạm vi an toàn giao thông.

Chằng chịt những đường ngang dân sinh...

XEM TIẾP ẢNH TẠI ĐÂY 
... chủ yếu do người dân tự ý mở, băng qua đường ray. Họ cũng tận dụng đường ray làm mặt tiền buôn bán hàng hóa
Người ngồi chơi cạnh đường ray, kẻ thì vô tư bày cả hàng hóa lên trên đường tàu chạy, ngay cạnh chốt gác Khâm Thiên (Hà Nội) không nghĩ đến mối nguy hiểm chết người đang rình rập họ.

Hành lang ATGT đường sắt thành điểm tập kết vật liệu xây dựng...

Sửa xe máy, làm đường ngang băng qua cho khách vào và gia chủ tiện đi lại...

Sinh hoạt ngay trên đường sắt, trước mũi tàu hỏa

... thậm chí đưa trẻ em dạo chơi ngay trên đường ray

Pha thoát hiểm ngay trước mũi tàu hỏa

Mật độ phương tiện giao thông đường bộ quá đông khi đi qua các giao cắt với đường sắt cũng là một mối hiểm họa đối với ATGT đường sắt VN.

Điểm đen km 27+400, địa phận Ga chợ Tía (Hà Nội), nơi đã xẩy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi tàu hỏa cán một chiếc xe chở người đi ăn hỏi khiến 9 người chết, 16 người bị thương vào ngày 22/11/2008

XEM TIẾP ẢNH TẠI ĐÂY
 

Những thông tin từ Ban ATGT đường sắt (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) không khỏi khiến chúng tôi giật mình: Trong năm 2010 đã xẩy ra 471 vụ TNGT đường sắt, làm chết 211 người và bị thường 284 người. Toàn hệ thống ĐSVN có gần 3.000 km đường sắt, nhưng mà có tới 6.267 điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ (đường ngang). Trong số đó, chỉ có 1.542 đường ngang hợp pháp, còn lại 4.725 đường ngang là bất hợp pháp. Tai nạn xảy ra trên đường ngang bất hợp pháp này chiếm tới 80% số vụ tai nạn.

Trong số 1.542 đường ngang hợp pháp thì có tới 1.330 đường ngang không đủ tiêu chuẩn, dễ gây tai nạn. Nhất là cung đường từ Hà Nội đến Phủ Lý, hầu hết các đoạn đường bộ chạy song song, đường sắt đều cao hơn đường bộ rất nhiều và dốc đường ngang có chỗ lên tới 30% chứ không phải 3 hay 6% theo quy định.  

Nếu lấy quy định trong nghị định 39, khoảng cách các công trình phải cách đường sắt 5.6m thì đã có tới 366.116m2 các công trình vi phạm ATGT đường sắt. Còn nếu tính theo quy định của Luật đường sắt, khoảng cách an toàn 15m thì không thể tính hết. Đó là điều khiến những người trong ngành đường sắt Việt Nam ví von: Tàu hỏa ở Việt Nam có đặc thù, chạy trên vỉa hè, chạy dưới mái hiên nhà dân, chạy chung cầu, chạy song song với ô tô…  


Duy Tuấn – Hoàng Sang