Những bà mẹ yểu mệnh: Những bà mẹ trong phim Disney luôn ra đi từ rất sớm. Có thể lý giải chuyện này từ cú sốc tình cảm mà chính người sáng lập nên Disney đã từng chịu đựng. Mẹ ông, bà Flora Call Disney, đột ngột qua đời vì sự cố rò rỉ khí lò sưởi. Sau vụ tai nạn ấy, ông luôn mang nặng trong lòng nỗi ám ảnh và day dứt, vì đã mua tặng bà căn nhà ấy sau khi bộ phim Snow White and the Seven Dwarfs thành công rực rỡ, và đưa nhân viên studio đến sửa lò sưởi.

Người cha xúc xích: Ba chú lợn con (The Three Little Pigs) là một trong những tác phẩm hoạt hình kinh điển và lâu đời nhất của hãng phim Disney. Tuy nhiên, bộ phim ngắn lại hàm chứa nhiều hình ảnh đáng sợ. Trong cảnh ba chú đang vui vẻ nhảy múa bên phím đàn, bức ảnh chân dung người cha nhưng thực chất lại là dây xúc xích đã khiến nhiều người hoảng sợ.

Trong một cảnh khác, ảnh kỷ niệm cho thấy thực tế gia đình nhà lợn có tới 7 chú lợn con. Tuy nhiên, xuyên suốt bộ phim chỉ có 3 anh em nhà lợn. Điều này cho thấy các anh chị em lợn còn lại rất có thể đã kết thúc số phận trong lò mổ. 

Đôi mắt của Gaston: Trong khoảnh khắc sôi máu muốn giết chết tên “quái vật” dám cả gan cướp đi cô gái trong mộng, ánh mắt gã trai cục súc Gaston hằn lên nhiều tia lửa hận thù. Nếu nhìn kỹ vào đôi mắt ấy, người xem sẽ thấy một hình ảnh còn đáng sợ hơn: cặp đầu lâu trắng nổi trong tròng mắt đen. Ngay sau đó, hắn bị “quái vật” (trong Người đẹp và quái vật) đẩy từ phía sau và thiệt mạng khi rơi từ toà tháp cao xuống đất.

Người phụ nữ bắt cóc trẻ con: “Nữ hoàng băng giá” là câu chuyện về một người phụ nữ mặc đồ trắng bắt cóc bé trai tên Kay. Sau đó, cô đặt lên môi chú bé nụ hôn để khiến em mất toàn bộ trí nhớ, hòng mang về nuôi nấng tại toà lâu đài. Câu chuyện đáng sợ sau đó đã được Disney chuyển thể thành bộ phim hoạt hình mang tên Frozen (Nữ hoàng băng giá).

Xác người hầu vương vãi: Trong Beauty and the Beasts (Người đẹp và quái vật), lời nguyền từ phù thuỷ đã biến chàng hoàng tử điển trai thành quái vật, và toàn bộ người hầu kẻ hạ thành vật dụng. Trong một lần lỡ bước đến “căn phòng cấm” của lâu đài, Belle giật mình khi phát hiện ra căn phòng chứa đầy vật dụng đổ vỡ, mà rất có thể phần nhiều trong số đó là các gia nhân bị giết hại dưới bàn tay của tên “quái vật” trong cơn điên loạn.

Tài liệu tuyên truyền của Đức Quốc Xã: Năm 1942, Disney làm bộ phim ngắn có tên Der Fuehrer’s Face, trong đó có cảnh vịt Donald mặc quân phục của lực lượng Đức Quốc xã và đọc cuốn sách Mein Kampf (Con đường tranh đấu của tôi, do Adolf Hitler viết về tư tưởng và cương lĩnh của bản thân). Tuy đoạt giải Oscar, bộ phim lại không được công chiếu rộng rãi vì có nội dung gây tranh cãi.

Xác người chết treo: Trong một cảnh phim Tarzan (Cậu bé rừng xanh), Tarzan sau cơn giằng co đã nhảy xuống mặt đất với vẻ mặt thất thần. Phía bên trái anh là bóng người cao lớn với tư thế bị treo cổ. Đó chính là Clayton, “người khai phá” đi cùng cha con Jane, khi không may bị sợi dây trên cây choàng qua cổ siết chặt đến chết.

Lấy chất liệu từ phim kinh dị: Căn phòng có số 237 trong khách sạn Overlook từng là nỗi ác mộng của nhiều người trong bộ phim lấy đề tài ma ám The Shining (Ngôi nhà ma). Sau khi Toy Story (Câu chuyện đồ chơi) được công chiếu, rất nhiều người đã chỉ ra những điểm tương đồng căn phòng của Sid với phòng 237, mà tấm thảm trải sàn có hoạ tiết hình lục giác là ví dụ điển hình.

s

Người phụ nữ không đầu khoả thân sau khung cửa: Trong bản gốc phim The Rescuers (Đội cứu hộ), trên chuyến bay của Bianca và Bernard qua New York, một người phụ nữ khoả thân nhưng không có đầu đã hiện lên sau khung cửa. Hình ảnh này ngay lập tức được phát tán, khiến Disney phải thu hồi 3,4 triệu bản phim và công khai xin lỗi.

 

Emily