16 điều được một người mẹ Mỹ chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có những trải nghiệm cực kỳ mới mẻ và thú vị về việc sinh con, làm mẹ và nuôi dạy những đứa trẻ ở đất nước Chi-lê.

Santiago là thành phố thân thiện và đầy tính nghệ thuật, và bạn sẽ luôn gặp được những con người tràn đầy năng lượng – giống như nghệ sỹ nhào lộn trong công viên. Nếu bạn dừng lại ở cột đèn giao thông, những nghệ sỹ đường phố sẽ đi ra để biểu diễn thậm chí có người biểu diễn cả trò ném lửa. Về cơ bản họ là những nghệ sỹ đang cố gắng kiếm sống. Bây giờ hình ảnh này đã trở nên quen thuộc với tôi đến mức cô con gái 3 tuổi của tôi còn nói “Ồ, người ném lửa kìa, tuyệt quá”!

{keywords}

Một đất nước thân thiện và thú vị.

Đồ ăn "lạ miệng"

Con gái lớn của tôi thích thức ăn người lớn như quả ô liu, nho và bạch hoa. Atiso, sốt mayonnaise và dầu ăn khá phổ biến ở đây, con gái tôi thích xé từng cánh hoa atiso, ăn từng chút một cho đến khi thấy hạt.

Khu chợ trung tâm “La Vega” bán đủ loại thực phẩm tươi sống (hải sản, thịt, các loại đậu, trái cây và rau…) với mức giá rẻ đến ngạc nhiên. Người dân ăn rất nhiều thực phẩm tươi sống bởi có vô số sự lựa chọn tuyệt vời. Món ăn ưa thích của tôi ở Chi-lê là “manjar”, một loại caramel ngọt từ sữa đặc và đường. Bánh mỳ ở đây thì rất ngon. Mọi siêu thị đều có quầy làm bánh mỳ, nơi mọi người có thể mua bánh mì Chi-lê tươi mỗi ngày.

{keywords}

Thực phẩm ở Chi-lê vô cùng đa dạng và giá cả hợp lý.

Người lạ và những chiếc kẹo

Cho quà trẻ được coi là một dấu hiệu thể hiện tình cảm, vì thế những người lạ sẽ cho trẻ ăn kẹo trên đường phố. Đôi khi đang đi trên đường, một người lạ đưa cho con gái tôi một thanh sô cô la. Cách đây vài tháng, chúng tôi trên xe bus, người phụ nữ ngồi cạnh tôi đang ăn bánh quy. Cô ấy nhìn con gái tôi Mia và nói “Ồ, cháu có muốn ăn bánh với cô không?”. Tôi đã từ chối và cảm ơn lòng tốt của cô ấy, nhưng cô cứ năn nỉ tôi cho phép con bé ăn vài chiếc bánh. Sau đó, một người khác không quen biết gì người phụ nữa trước thêm vào “Cô cứ để cho con bé ăn vài chiếc bánh đi!” Họ rất nghiêm túc về việc đó. Đầu tiên tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng sau đó tôi thấy đó là một thói quen khá thú vị.

{keywords}

Người lạ cho trẻ quà là một thói quen phổ biến ở Chi-lê.

Những cô con gái nói hai ngôn ngữ

Khi chuyển đến đây, tôi không biết tiếng Tây Ban Nha và Mia mới chỉ một tuổi rưỡi, vì thế chúng tôi bắt đầu ở cùng vạch xuất phát. Bây giờ, tôi vẫn còn gặp chút rắc rối khi giao tiếp, trong khi con bé giống như người bản xứ thật sự. Mỗi ngày tôi đều thắc mắc “Làm sao mà con bé biết từ đó?” và sau đó “Làm sao con bé biết cách kết hợp những từ đó với nhau?”. Chúng tôi dùng tiếng Anh ở nhà, vì thế chính thế môi trường xung quanh đã giúp con bé học tiếng Tây Ban Nha. Tôi rất vui vì điều đó.

Khi mang thai

Mang thai ở Chi lê rất dễ chịu. Bất cứ khi nào tôi lên xe buýt dù đông đến mấy tôi cũng có chỗ ngồi chỉ trong vòng 2 giây. Mọi người đều muốn giúp đỡ và muốn chắc chắn rằng tôi cảm thấy thoải mái. Một lần, khi đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ, tôi ngồi ghế phía sau cùng xe bus. Sáu hoặc bảy người xung quanh đã cố gắng di chuyển và đổi chỗ cho tôi bởi vì họ nghĩ rằng ghế sau không thoải mái cho phụ nữ mang thai.

{keywords}

Phụ nữ mang thai ở Chi-lê luôn được mọi người xung quanh giúp đỡ nhiệt tình.

Khi sinh nở

Khi sinh con gái thứ nhất ở Mỹ, chúng tôi đã lên một “kế hoạch sinh nở” và được thông tin về mọi quyết định y tế mà chúng tôi có thể hỏi thêm thông tin hoặc từ chối thực hiện. Tôi sinh con gái thứ hai tại bệnh viện công ở Chi lê, trong khi đang cảm thấy hạnh phúc về những trải nghiệm của mình, tôi đã sốc khi thấy các bác sỹ, y tá và hộ lý ở đây hầu như không có hướng dẫn hay chia sẻ gì với chúng tôi (không phải vì rào cản ngôn ngữ mà bởi vì họ hầu như không nói gì cả).

Ví dụ, tôi không muốn thực hiện gây tê màng cứng và tôi cảm thấy không cần thiết nhưng đột nhiên có một bác sỹ gây mê trong phòng và họ tiêm cho tôi một mũi. Không ai nói với tôi điều gì đang xảy ra. Khi tôi bị chảy máu tử cung, cả căn phòng bao phủ bởi vẻ mặt lo lắng của các y tá và hộ lý, nhưng không ai nói gì với tôi, kể cả khi tôi hỏi. Các bạn của tôi nói rằng điều đó cũng xảy ra cả ở những bệnh viện tư.

{keywords}

Natasha và cô con gái thứ hai sinh tại Chi-lê.

Bú sữa mẹ

Bú sữa mẹ rất phổ biến ở Chi lê. Tôi nhìn thấy nhiều phụ nữ cho con bú ở nơi công cộng hay trong những bữa tiệc mà không hề cảm thấy ái ngại và không có tấm vải che . Tất cả mọi người từ trẻ con cho đến nam giới – sẽ nhìn qua vai người mẹ khi họ đang cho con bú để đùa với đứa trẻ. Khi tôi hỏi y tá trong bệnh viện rằng có chuyên gia tư vấn cho con bú không, cô ấy đã rất ngạc nhiên và nói “Chúng ta không cần sự trợ giúp vì đó là điều rất tự nhiên”. Tôi cực kỳ kinh ngạc bởi có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khi vắt sữa, việc cơ thể tiết sữa…Nhưng với câu trả lời của cô y tá, tôi cho rằng rất trực diện đã phản ảnh đúng suy nghĩ của những người dân ở đây.

Ở sân chơi

Sân chơi dành cho trẻ nhỏ ở khắp mợi nơi. Thường sẽ có một người bán hàng rong với chiếc xe phát nhạc để bán bóng bay, kẹo. Những sân chơi có ít thiết bị an toàn hơn so với ở Mỹ. Rất hiếm khi bạn nhìn thấy sàn được trải lót cao su và ở nhiều công viên các trang thiết bị khá cũ, gỉ sét và trông không đủ an toàn. Nhiếc chiếc xe vòng quay đi lên rất cao mà không có trang bị bảo hộ an toàn và còn rơi xuống đột ngột với khoảng cách rất lớn giữa mỗi bước.

{keywords}

Một sân chơi điển hình ở Chi-lê.

Sự yên tĩnh

Ở Santiago, tôi quan sát thấy mọi người nói khá nhỏ. Nếu bạn đi lại bằng phương tiện công cộng ở New York hay Philly, tiếng nói chuyện thường khá ồn ào, nhưng ở đây mọi người thường im ắng. Bạn không nghe thấy tiến la hét hay tiếng nhạc bật to. Kể cả trẻ em cũng không cần nhắc nhở giữ trật tự nơi công cộng. Tôi đoán chúng học được điều đó từ cha mẹ mình và những người xung quanh.

Những bữa tiệc sinh nhật

Tiệc sinh nhật ở đây rất lớn, đặc biệt là cho trẻ từ 11 đến 20 tuổi. Vào những tháng thời tiết ấm áp, tiệc được tổ chức ngoài trời và cha mẹ thường thuê dựng những tòa lâu đài bóng hơi rất lớn cho lũ trẻ vui chơi. Thời gian còn lại trong năm, bạn nên thuê một nhà tiệc với nhiều tầng có đầy đủ đồ chơi cho trẻ. Tầng một là khu vui chơi, tầng hai là khu vực ăn uống. Bạn được kỳ vọng là sẽ mời tất cả bạn bè và các thành viên gia đình tới dự. Một số nhà tiệc khá đắt đỏ, nhưng sẽ không mất quá nhiều chi phí nếu bạn thuê theo giờ.

{keywords}

Người Chi-lê tổ chức tiệc sinh nhật rất rộn ràng cho những đứa trẻ.

Những bữa ăn gia đình

Ngày làm việc thường kéo dài từ 9 giờ sáng tới 7 giờ tối (nếu tắc đường, bạn có thể phải về nhà muộn hơn), vì thế những bữa tối có đầy đủ cả nhà thường hiếm gặp. Nhưng vào cuối tuần, bữa ăn gia đình khá đông đủ. Chúng tôi tới nhà mẹ chồng vào các ngày chủ nhật và có một bữa trưa rất lớn ở đó. Chúng tôi ăn cơm, thịt gà, khoai tây, rau trộn. Sau đó thường có thêm món tráng miệng, cà phê và trà.

Các thành viên gia đình ở Chi lê có mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Con gái tôi tới nhà bà nội ba ngày một tuần và gặp cô của con bé vào ngày thứ sáu. Cuối tuần nào, chúng tôi cũng có tiệc tụ họp gia đình, tiệc sinh nhật hay ăn tối ở nhà họ hàng. May mắn là gia đình chồng tôi rất dễ chịu và thoải mái. Giống như bất kỳ gia đình nào, bạn phải điều hòa nhiều mối quan hệ. Nhưng điều tôi thích khi làm mẹ ở Chi lê là bạn sẽ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Luôn có người sẵn sàng giúp bạn mỗi khi cần.

Bài viết trên là chia sẻ của Natasha Ngaiza, một bà mẹ Mỹ đã chuyển từ Philadenlphia (Mỹ) tới Santiago (Chi-lê ) với chồng David và hai con gái, Mia và Sara về những trải nghiệm làm mẹ thú vị mà cô đã có ở đất nước Nam Mỹ này.

Cô và ông xã gặp nhau tại khóa học điện ảnh ở Pennsylvania (Mỹ) khi chồng cô đến Mỹ để theo học chương trình học bổng Fulbright. Sau khi tốt nghiệp, David được yêu cầu trở lại làm việc trong hai năm ở Chi-lê vì thế cả gia đình đã di chuyển về Chi-lê và có những kỉ niệm thú vị ở đây.

(Theo Trí Thức Trẻ)