– Với tổng mức đầu tư
gần 1.000 tỷ đồng, hai tuyến đường tránh tại TP. Hà Tĩnh và TP. Quảng Bình được
đưa vào sử dụng chưa lâu thì đã liên tục xuống cấp nghiêm trọng. Đáng chú ý là
việc xuống cấp gây nguy hiểm cho các phương tiện kéo dài nhưng vẫn không được
sửa chữa.
“Ổ voi” dày đặc...
Kể từ khi được đưa vào sử dụng (1/1/2009), tuyến đường tránh Thành phố Hà Tĩnh
có tổng chiều dài hơn 16km (bắt đầu tại km504+400-QL1A thuộc xã Thạch Long,
huyện Thạch Hà đến km517+950-QL1A thuộc địa phận xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên)
với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 320 tỷ đồng đã liên tục xuống cấp.
Đoạn đường tránh đi qua xã Thạch Tân, giao với đường Hàm Nghi bị xuống cấp trầm trọng nhất. Theo người dân sống nơi đây cho biết thì rất nhiều vụ tai nạn xe máy về đêm đã xẩy ra nơi đây. |
Tuyến đường này do Tập đoàn
Sông Đà làm chủ đầu tư, các nhà thầu thi công là Công ty Sông Đà 27 (Hà Tĩnh) và
Công ty Sông Đà 25 (Thanh Hoá). Sau khi hoàn thành, tuyến đường được bàn giao
cho Công ty hạ tầng Sông Đà Hà Tĩnh quản lý.
Trên mặt đường toàn tuyến đường tránh này đã xuất hiện hàng trăm “ổ voi”, hố lớn
một cách bất thường khiến các phương tiện tham gia giao thông qua đoạn này hết
sức khó khăn và đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn.
Bi đát nhất là trên đoạn đường đi qua xã Thạch Tân, giao nhau với tuyến đường
Hàm Nghi, mặt đường bị xuống cấp một cách trầm trọng, mặt đường bị nát toàn
phần, những ổ voi lớn xuất hiện dày đặc khi mưa xuống đã tạo thành những hố nước
trên đường.
Mặc dù đơn vị chủ quản đã cố vá những ổ voi này bằng những lớp đá nhỏ nhưng cũng
chẳng giúp ích được gì, mà phần nào còn khiến người tham gia giao thông bị nguy
hiểm hơn khi những viên đá không được kết dính, lăn lông lốc trên đường.
Một người dân bức xúc cho biết:
Đoạn đường bi đát này nằm ngay trước nhà tôi nên cả nhà khi nào cũng sống trong
sợ hãi. Đã có lần một chiếc xe tải suýt đâm vào nhà tôi khi cố tránh những hố
sâu trên đường.
Đáng chú ý, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng trên tuyến đường này đã xẩy ra từ
khi mới hoàn thành cho đến nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh
nhưng đơn vị chủ quản vẫn không chịu khắc phục, hoặc khắc phục không triệt để.
...Đến lòi cả ruột một cách bất thường
Cùng chung tình cảnh bi đát trên là tuyến đường tránh TP. Đồng Hới (Quảng Bình).
Tuyến đường được đầu tư theo phương thức B.O.T với tổng vốn gần 660 tỷ đồng,
trong đó Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh đóng góp 70% vốn, Công ty CP Công
trình đường sắt góp 30%, ngân sách Nhà nước hơn 20 tỷ đồng.
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 19,46km, điểm đầu thuộc địa phận xã Lý
Trạch, huyện Bố Trạch; điểm cuối tại phía bắc cầu Quán Hàu thuộc địa phận thị
trấn Quán Hàu.
Mặc dù mới đưa vào sử dụng từ tháng 9/2010 nhưng đến nay nhiều hạng mục trên
truyến đường tránh này đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường nhiều đoạn bị bóc
nhựa, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi gây khó khăn, nguy hiểm cho các phương tiện
tham gia giao thông.
Hàng trăm ổ voi xuất hiện trên đường một cách bất thường, có những chỗ mặt đường bị bóc tách lớn và sẽ tiếp tục lan rộng vì mặt đường đã rạn nứt nghiêm trọng. |
Các cọc rào chắn hai bên
hành lang đường nhiều đoạn bị hư hỏng vẫn chưa được sữa chữa, mặt đường phía
trên các cống chui dân sinh dọc trên truyến bị bong tróc, nứt nẻ. Đặc biệt, trên
mặt cầu Sông Luỹ tại Km 666+929 tróc lộ cả tấm thép bên dưới.
Trước thực trạng nêu trên, trong công văn số 981 ngày 11/10/2011 của Sở GTVT
tỉnh Quảng Bình có yêu cầu Công ty B.O.T đường tránh tp Đồng Hới sữa chữa ngay
các hạng mục hư hỏng nói trên, đồng thời khẩn trương thực hiện bổ sung đèn tín
hiệu giao thông tại nút Hà Huy Tập, nút F325, bù lún các đoạn đi qua nền đất yếu
theo thông báo số 127/TB/TCĐB VN ngày 15/6/2011 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Khơi thông cống, rãnh để đảm bảo thoát nước tránh làm hư hỏng nền, mặt đường, khắc phục, sữa chữa các vị trí hư hỏng mặt đường…
Chiếc xe tải này chấp nhận phải chạy ngược chiều vì không dám liều đi qua những ổ voi, hố nước trên đoạn đường. |
Tuy nhiên, đến thời điểm này yêu cầu trên của Sở GTVT Quảng Bình vẫn chưa được
chủ đầu tư thực hiện. Tính mạng người dân, phương tiện tham gia giao thông vẫn
đang bị rình rập, đe dọa.
Sự xuống cấp nghiêm trọng nhanh chóng này đã khiến dư luận tại Quảng Bình và Hà
Tĩnh đặt ra câu hỏi về việc quản lý, giám sát, thi công công trình hàng trăm tỉ
đồng.
Duy Tuấn - Trần Văn