Công bố của MasterCard ngày 1/8 cho thấy, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cho 6 tháng cuối năm đã giảm mạnh xuống 77,1 điểm, thay vì đạt 90,3 điểm như nửa đầu năm hay 93,7 điểm như nửa cuối năm ngoái.
TIN BÀI KHÁC
Hà Hồ lái siêu xe khiến dân náo loạn
Rùng mình cánh gà rán có… giòi
Hãi hùng nước sạch bốc mùi tanh thối
Mất hàng trăm triệu đồng vì mua nhà bằng USD
Điện giật, một nam thanh niên đứt lìa người
Rùng mình cánh gà rán có… giòi
Hãi hùng nước sạch bốc mùi tanh thối
Mất hàng trăm triệu đồng vì mua nhà bằng USD
Điện giật, một nam thanh niên đứt lìa người
Khảo sát ở 14 nước khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương, kết quả của MasterCard công bố ghi nhận mức độ tin tưởng của
người dân về sự phục hồi của nền kinh tế, việc làm, thị trường chứng khoán, thu
nhập thường xuyên và chất lượng cuộc sống trong 6 tháng cuối năm.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng được tính theo thang điểm từ 0 đến 100, với 0 điểm là bi quan nhất, 100 điểm là lạc quan nhất và 50 điểm là ý kiến trung lập.
Theo đó, mặt dù bị giảm điểm nhưng người Việt Nam vẫn có cái nhìn lạc quan hơn hẳn nhiều nước trong khu vực và chỉ đứng sau Trung Quốc, Singapore.
Trong khi đó, người dân Nhật Bản bi quan với triển vọng thị trường sắp tới, khi chỉ số niềm tin chỉ đạt có 15,9 điểm. Đây cũng là mức thấp kỷ lục của quốc gia này kể từ năm 2002 tới nay, do ảnh hưởng của động đất và sóng thần vừa qua.
Niềm tin của người tiêu dùng New Zealand và Thái Lan cũng sụt giảm mạnh, lùi xuống 50 điểm, thay vì đạt trên mức trung lập ở 6 tháng đầu năm.
Nhìn chung, nhận định thị trường 6 tháng cuối, niềm tin người tiêu dùng ở Châu Á Thái Bình Dương đã giảm sút so với 6 tháng đầu năm, chỉ đạt 61,5 điểm, thay vì 68 điểm.
Yuwa Hedrick-Wong, cố vấn kinh tế toàn cầu của MasterCard Worldwide chia sẻ: "Người tiêu dùng là phong vũ biểu phản ánh tình hình kinh tế của các quốc gia.
Nhiều nơi trên thế giới đã trải qua 6 tháng đầy khó khăn với những thiên tai, sự bất ổn chính trị và tình hình tài chính không ổn định tiếp diễn tại khu vực đồng Euro. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy tâm lý người tiêu dùng bị sụt giảm tại một số các quốc gia trong vùng châu Á Thái Bình Dương".
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng được tính theo thang điểm từ 0 đến 100, với 0 điểm là bi quan nhất, 100 điểm là lạc quan nhất và 50 điểm là ý kiến trung lập.
Theo đó, mặt dù bị giảm điểm nhưng người Việt Nam vẫn có cái nhìn lạc quan hơn hẳn nhiều nước trong khu vực và chỉ đứng sau Trung Quốc, Singapore.
Trong khi đó, người dân Nhật Bản bi quan với triển vọng thị trường sắp tới, khi chỉ số niềm tin chỉ đạt có 15,9 điểm. Đây cũng là mức thấp kỷ lục của quốc gia này kể từ năm 2002 tới nay, do ảnh hưởng của động đất và sóng thần vừa qua.
Niềm tin của người tiêu dùng New Zealand và Thái Lan cũng sụt giảm mạnh, lùi xuống 50 điểm, thay vì đạt trên mức trung lập ở 6 tháng đầu năm.
Nhìn chung, nhận định thị trường 6 tháng cuối, niềm tin người tiêu dùng ở Châu Á Thái Bình Dương đã giảm sút so với 6 tháng đầu năm, chỉ đạt 61,5 điểm, thay vì 68 điểm.
Yuwa Hedrick-Wong, cố vấn kinh tế toàn cầu của MasterCard Worldwide chia sẻ: "Người tiêu dùng là phong vũ biểu phản ánh tình hình kinh tế của các quốc gia.
Nhiều nơi trên thế giới đã trải qua 6 tháng đầy khó khăn với những thiên tai, sự bất ổn chính trị và tình hình tài chính không ổn định tiếp diễn tại khu vực đồng Euro. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy tâm lý người tiêu dùng bị sụt giảm tại một số các quốc gia trong vùng châu Á Thái Bình Dương".
(Theo Dân trí)