Tuy nhiên, món ăn từ chuột đồng có thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh?

Vào vụ đông xuân, tháng 11 đến tháng 2 âm lịch, khi những cánh đồng đã gặt hái xong, chuột đồng được “vỗ béo”, nhưng ít nơi trú ngụ, người dân huyện Thạch Thất lại rủ nhau đổ ra đồng bắt chuột về chế biến thành món ăn hoặc đem bán ngoài chợ.
 
Lưu thông trên đường bờ đê Canh Nậu mùa này có thể cảm nhận được mùi thơm của rơm rạ quyện lẫn với mùi thơm đặc trưng của thịt chuột đồng mới bị thui.

{keywords}
Thịt chuột đồng bán nhiều vào tháng 11 đến tháng 2 âm lịch, thành món ăn được người dân Thạch Thất ưa chuộng.

Những con chuột qua lửa sạch lông vàng óng, bóng mỡ bày trên mâm, trong thau, thậm chí trên cả lồng quạt điện hỏng... thu hút đông khách chợ làng hay đầu các ngõ, xóm... “Thịt chuột đồng chính hiệu tại Thạch Thất có mùi thơm, thịt mềm, ngon. Gia đình tôi nghiện món này luôn”, Chị Nguyễn Thị Hòa, khách mua thịt chuột tại Canh Nậu chia sẻ.

{keywords}
 Giá thịt chuột dao động từ 100 ngàn đến 120 ngàn

“Thịt thuột cứ đem ra ngoài chợ bán là hết nhanh lắm, mà cũng được giá cao, 1 cân từ 100 ngàn đến 120 ngàn đồng, trong khi đó thịt gà có khi chỉ 70 - 80 ngàn đồng. Thịt chuột không cần mặc cả mà người ta hỏi giá rồi lấy luôn”, ông Phạm Văn Nhân, một người dân trong xã cho biết.

{keywords}
Thịt chuột đồng đã qua sơ chế và đem bày bán tại các chợ

Không ít gia đình một ngày bắt được cả chục kg chuột đồng. Theo người dân địa phương, việc bắt chuột vừa tạo thêm nguồn thức ăn ngon miệng, bổ dưỡng, lại vừa ngăn chặn loài vật này phá hoại mùa màng.

{keywords}
Thịt chuột đồng có thật sự “sạch”?

Theo họ, chuột đồng ở đây chỉ ăn hoa màu như ngô, khoai, sắn và thóc..., nên rất sạch, không có mầm bệnh.
 
Tuy nhiên, chuột ở Thạch Thất có thật sự chỉ ăn thức ăn sạch và thịt chuột đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không thì chưa có cơ quan chức năng nào khẳng định.

(Theo Pháp Luật Việt Nam)